Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

4.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đất nước nhiều đồi núi lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 29 SGK Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam

Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 1)

Trả lời:

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

 + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

 + Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

 + Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét  theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam.

 + Địa hình nước ta đa dạng bao gồm: đồi núi : núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...

 + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc-đông nam và vòng cung.

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 29 SGK Địa lí 12: Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa. 

Phương pháp giải:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm quá trình phong hóa diễn ra mạnh + mưa lớn=> quá trình xâm thực  - bồi tụ phổ biến.

Trả lời:

Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện bằng sự xâm thực rất mạnh mẽ ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:

  - Địa hình xâm thực mạnh ở đồi núi:

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ đất bị sói mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+ Ở vùng đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô...

+ Các vùng thềm phù sa bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

  - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 29 SGK Địa lí 12: Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.

Phương pháp giải:

Liên hệ các hoạt động kinh tế của con người có tác động đến địa hình, đất đai

Trả lời:

- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm  mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh) .

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 30 SGK Địa lí 12: Quan sát hình 6, xác định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng.

Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát địa hình vùng núi phía Bắc và xác định tên các cánh cung núi.

Trả lời:

Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Độ cao địa hình của vùng núi Đông Bắc.

 + Núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

 + Những đỉnh núi trên cao 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt –Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 30 SGK Địa lí 12: Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc.
Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Xác định đúng vị trí vùng núi Tây Bắc trên bản đồ và đọc tên các dãy núi lớn.

Trả lời:

Các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 6 trang 30 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 6: xác định vị trí dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam => so sánh độ cao, hướng núi của 2 dãy núi này.

Trả lời:

Sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

- Về độ cao:

 + Trường Sơn Bắc là khu vực núi thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.

 + Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ (khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ). Nhiều đỉnh núi trên 2000 m nghiêng về phía đông.

- Hướng các dãy núi:

 + Trường Sơn Bắc: Hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ đạo, một số dãy núi hướng Tây – Đông (dãy Hoành Sơn).

 + Trường Sơn Nam: Là hệ thống cánh cung lớn được hợp bởi 3 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam, Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây Nam; cánh cung lưng lồi ra biển Đông, ôm lấy các cao nguyên rộng lớn phía tây.

Câu hỏi và bài tập (trang 32 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 32 SGK Địa Lí 12: Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Trả lời:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+ ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng.

+ Đồi núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng

+ Địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Bài 2 trang 32 SGK Địa Lí 12: Hãy nêu điểm khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp và so sánh để tìm ra điểm khác nhau cơ bản giữa 2 vùng núi

Trả lời:

Lập bảng so sánh để thấy rõ các điểm khác nhau giữa 2 vùng núi và dễ nhớ, dễ hiểu hơn

Tiêu chí

Đông Bắc

 

Tây Bắc

Phạm vi

 Tả ngạn sông Hồng

 

 Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

 Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

   Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Các bộ phận địa hình

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

 
Bài 3 trang 32 SGK Địa Lí 12: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

- Phương pháp: Phân tích tổng, hợp, so sánh (so sánh theo tiêu chí cụ thể)

- Kiến thức mục 2a, trang 30 SGK Địa lí 12 cơ bản

Trả lời:

Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 3)
 
Lý thuyết Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

I. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.

b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Cấu trúc (2 hướng chính):

+ Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.

+ Vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn  Nam.

- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Biểu hiện: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng.

II. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

* Địa hình núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 4)

* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

- Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ.

- Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH, thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miềnTrung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng  chảy.

b. Khu vực đồng bằng

* Đồng bằng châu  thổ  sông  gồm:  đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Khác nhau:

Giải Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (ảnh 5)

* Đồng bằng ven biển (Miền Trung)

- Diện tích 15000 km, hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà,...

Đánh giá

0

0 đánh giá