Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều. Hệ quả của xung đột

1.5 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 25 Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử 8: Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

Trả lời:

- Hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều:

+ Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1592 là khoảng thời gian diễn ra xung đột. Tuy nhiên, năm 1592, sau khi rút khỏi Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và tiếp tục chiếm cứ, xây dựng lực lượng của mình tại vùng đất này. Phải đến năm 1677, chính quyền Lê - Trịnh mới có thể tiêu diệt được hoàn toàn tàn dư của nhà Mạc).

+ Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.

Lý thuyết Xung đột Nam – Bắc triều

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Nhà Mạc bị chống lại bởi bộ phận quan trung thành với triều Lê.

- Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" thiết lập lại vương triều Nam triều.

- Nam - Bắc triều xung đột trong 60 năm, cuối cùng Nam triều chiếm được Thăng Long và xung đột chấm dứt.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn (ảnh 1)

b) Hệ quả

Cuộc xung đột kéo dài 60 năm, đất nước bị chia cắt, Thanh-Nghệ và Bắc Bộ là chiến trường, làng mạc bị tàn phá, sản xuất và trao đổi bị đình trệ, đời sống nhân dân khốn khó vì đói và bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình phải li tán.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá