Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

3.7 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng

Câu 1.1 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự khủng hoảng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

B. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Lê.

C. Xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.

D. Xung đột Trịnh - Nguyễn dẫn đến chia cắt đất nước.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.2 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê càng thêm suy yếu vì

A. xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.

B. các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.

C. tình trạng chia cắt đất nước.

D. nền kinh tế kém phát triển.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.3 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?

A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành.

B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương.

C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.

D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.4 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều bùng nổ là do

A. mâu thuẫn giữa nhân dân và Triều Lê.

B. mâu thuẫn giữa nhân dân và Triều Mạc.

C. mâu thuẫn giữa Nguyễn Kim và các võ quan.

D. mâu thuẫn giữa Nam - Bắc triều.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.5 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam - Bắc triều là

A. đất nước bị chia cắt.

B. một vùng rộng lớn bị biến thành chiến trường.

C. sản xuất bị đình trệ.

D. đời sống nhân dân đói khổ.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.6 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ là do mâu thuẫn gay gắt giữa các thế lực nào?

A. Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim.

B. Trịnh Kiểm và các con của Nguyễn Kim.

C. Các thế lực phong kiến và nhân dân.

D. Hai dòng họ Trịnh, Nguyễn.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.7 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Hệ quả lớn nhất của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn là

A. đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.

B. hai bên trải qua bảy lần giao chiến.

C. hình thành cục diện vua Lê - chúa Trịnh.

D. hình thành cục diện chúa Nguyễn - chúa Trịnh.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.8 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Ý nào không phải là hệ quả chung của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - Nguyễn?

A. Đất nước bị chia cắt.

B. Nhân dân đói khổ.

C. Kinh tế bị đình trệ.

D. Vùng đất phía Nam được khai phá.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.9 trang 23 SBT Lịch Sử 8:Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn so với cuộc xung đột Nam - Bắc triều là gì?

A. Hình thành cục diện vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính.

C. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá.

D. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Bài tập 2 trang 25 SBT Lịch Sử 8: Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nguyên nhân, hệ quả của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nguyên nhân

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - G, C, I;

2 - H, A, B, D.

Bài tập 3 trang 25 SBT Lịch Sử 8: Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành các đoạn dữ liệu dưới đây.

1. Cuộc xung đột ... (1)... diễn ra trong gần ...(2)... năm (1533 - 1592). Cuối cùng, ...(3)... chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên ...(4)..., xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước ...(5)..., trao đổi buôn bán giữa các vùng ...(6)..., đời sống nhân dân ...(7)...

2. Cuộc xung đột ... (8)... diễn ra trong gần nửa thế kỉ (...(9)....). Toàn bộ vùng đất ...(10)... ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành ...(11)... Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến ...(12)... của quốc gia - dân tộc.

Lời giải:

1. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong gần 60năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân khốn cùng.

2. Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra trong gần nửa thế kỉ 1627 – 1672. Toàn bộ vùng đất Quảng BìnhHà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 26 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết tình trạng xung đột giữa các thể lực phong kiến Trịnh, Nguyễn đưa đến những tác động gì? Nêu dẫn chứng qua tư liệu.

Tư liệu. Bất mãn với những chính sách cai trị của chính quyền và chạy khỏi cuộc nội chiến tàn khốc Nam - Bắc triều, từ thế kỉ XVI, những đợt di dân từ Bắc vào vùng Thuận - Quảng đã diễn ra nhanh và mạnh hơn trước. Hai thế kỉ kế tiếp, những làn sóng di cư ồ ạt từ Đàng Ngoài và Bắc Đàng Trong, hoặc tự phát, hoặc dưới sự tổ chức của chính quyền chúa Nguyễn, đã đưa người Việt tới khai phá vùng đồng bằng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.”

(Theo Phạm Đức Anh, Mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỉ X - XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 133)

Lời giải:

- Tác động mang tính tích cực: đẩy mạnh quá trình khai khẩn vùng đất Đàng Trong.

- Dẫn chứng:

+ Những đợt di dân từ Bắc vào vùng Thuận - Quảng đã diễn ra nhanh và mạnh hơn trước.

+ Làn sóng di cư từ Đàng Ngoài và Bắc Đàng Trong đã đưa người Việt tới khai phá vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Bài tập 2 trang 26 SBT Lịch Sử 8: Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Nội dung

Xung đột Nam - Bắc triều

Xung đột Trịnh - Nguyễn

Người đứng đầu

....................

....................

Nguyên nhân

....................

....................

Thời gian

....................

....................

Hệ quả

....................

....................

Lời giải:

Nội dung

Xung đột Nam - Bắc Triều

Xung đột Trịnh - Nguyễn

Người đứng đầu

- Họ Mạc (Bắc triều)

- Họ Trịnh (Nam triều)

- Họ Trịnh

- Họ Nguyễn

Nguyên nhân

- Không chấp nhận nhà Mạc, một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê đã tìm cách khôi phục lại vương triều.

- Mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn.

Thời gian

- Từ năm 1533 đến năm 1592

- Từ năm 1627 đến năm 1672

Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt.

- Kinh tế bị tàn phá.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tiêu cực:

+ Đất nước bị chia cắt.

+ Hình thành cục diện “một cung vua, hai phủ chúa”.

+ Kinh tế bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.

- Tích cực:

+ Mở rộng lãnh thổ về phía Nam

+ Thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài tập 3 trang 26 SBT Lịch Sử 8: Em có đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước? Vì sao?

Lời giải:

- Đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước.

- Vì, ở Đại Việt, trong thế kỉ XVI – XVII đã diễn ra các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn. Các cuộc xung đột này đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, như:

+ Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.

+ Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.

Bài tập 4 trang 26 SBT Lịch Sử 8: Vì sao có sự khác nhau về cục diện chính quyền ở Đại Việt thế kỉ XVII: ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh”, còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản?

Lời giải:

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã dẫn tới tình trạng chia cắt đất nước, hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài (vua chỉ là bù nhìn, quyền hành thuộc về phủ chúa), còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản.

Bài tập 5 trang 27 SBT Lịch Sử 8“Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Luỹ Thầy”

Hai câu thơ trên cho em biết Luỹ Thầy có vai trò như thế nào trong thế kỉ XVII? Hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về công trình này.

Lời giải:

- Lũy Thầy (hay luỹ Đào Duy Từ - gọi theo tên của nhà quân sự tài ba đã chỉ huy xây dựng) là thành luỹ được xây dựng kiên cố, giúp chúa Nguyễn chống lại các cuộc tấn công của chúa Trịnh.

- Hiện nay, một phần dấu vết còn lại ở Luỹ Thầy (Quảng Bình) là minh chứng cho một thời kì lịch sử của dân tộc. Dưới chân luỹ sát cửa sông Nhật Lệ còn một tấm bia khắc dòng chữ: “Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm của cuộc nội chiến”. HS có thể tìm hiểu thêm qua internet để biết về tình trạng hiện tại của di tích này.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Nhà Lê đầu thế kỉ XVI đối mặt khủng hoảng, tranh chấp phe phái và cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Mạc Đăng Dung lợi dụng xung đột, tiêu diệt đối địch và lập triều Mạc sau khi ép vua Lê nhường ngôi vào năm 1527.

- Triều Mạc đưa ra chính sách ổn định và phát triển đất nước.

2. Xung đột Nam – Bắc triều

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Nhà Mạc bị chống lại bởi bộ phận quan trung thành với triều Lê.

- Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" thiết lập lại vương triều Nam triều.

- Nam - Bắc triều xung đột trong 60 năm, cuối cùng Nam triều chiếm được Thăng Long và xung đột chấm dứt.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn (ảnh 1)

b) Hệ quả

Cuộc xung đột kéo dài 60 năm, đất nước bị chia cắt, Thanh-Nghệ và Bắc Bộ là chiến trường, làng mạc bị tàn phá, sản xuất và trao đổi bị đình trệ, đời sống nhân dân khốn khó vì đói và bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình phải li tán.

3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1545, con rể Trịnh Kiểm thay Nguyễn Kim nắm binh quyền.

- Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần trở nên gay gắt.

- Nguyễn Hoàng, con thứ của Nguyễn Kim, xây dựng sự nghiệp ở Thuận Hoá và cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.

b) Hệ quả

- Trong nửa thế kỉ (1627-1672), hai thế lực Trịnh và Nguyễn giao chiến bảy lần, cuốn cả nước vào vòng binh đạo khói lửa.

- Quảng Bình và Hà Tĩnh trở thành chiến trường, sông Gianh chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, Luỹ Thầy ở phía nam ngăn đôi đất nước.

- Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tùng xây vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh”.

- Ở Đàng Trung, con cháu họ Nguyễn cũng cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.

- Xung đột kéo dài làm suy kiệt sức người, tàn phá đồng ruộng, xóm làng, giết hại nhiều người dân, chia cắt đất nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá