Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên mà em thấy cần thuyết minh giải thích. Trao đổi với người thân hoặc bạn bè

1 K

Trả lời Câu 1 trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Hướng dẫn tự học giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 Tập 1 hay nhất

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên mà em thấy cần thuyết minh giải thích. Trao đổi với người thân hoặc bạn bè về hiện tượng tự nhiên ấy.

Trả lời:

Cách 1:

- Một số hiện tượng tự nhiên:

+ Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

+ Hiện tượng tuyết rơi

+ Hiện tượng sét đánh,…

- Ví dụ: Hiện tượng sét đánh

+ Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h.

+ Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

+ Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.

+ Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

Cách 2:

- Một số hiện tượng tự nhiên:

+ Hiện tượng mưa đá

+ Hiện tượng băng tuyết

+ Hiện tượng sét đánh,…

- Ví dụ: Hiện tượng mưa đá

+ Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dạng và kích thước khác nhau, có thể từ 5mm đến hàng chục cm. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào và thường có dạng hình cầu không cân đối.

+ Mưa đá thường xảy ra vào mùa hè, hình thành trong điều kiện hiện tượng đối lưu khí quyển và mây giông diễn ra mạnh mẽ. Mưa đá thường xảy ra ở các vùng núi, khu vực giáp biển hoặc giáp núi. Tại Việt Nam, mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền.

+ Chúng ta có thể nhận biết mưa đá sắp xảy ra dựa vào một số đặc điểm của thời tiết như: Ban ngày có giông mạnh tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục, mây đen che kín trên bầu trời, có dạng như bầu vú, nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh. Ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột...

Đánh giá

0

0 đánh giá