TOP 10 Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ 2024 SIÊU HAY

2.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ Ngữ văn 11 Cánh Diều gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 1

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Chỉ trong 5 câu nhơ ngắn ngủi, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng một loạt biện pháp tư từ điệp từ (đây, là, của, chúng ta), điệp ngữ (của chúng ta) và điệp cấu trúc (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta). Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ đoa mà tác giả đã thành công trong việc nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam. Biện pháp cũng góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.

TOP 10 bài Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 2

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi)

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng một loạt biện pháp tu từ điệp từ (đây, là, của, chúng ta), điệp ngữ (của chúng ta) và điệp cấu trúc (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta). Nhờ việc sử dụng phép lặp cấu trúc mà tác giả đã thành công trong việc nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư thế của nhân vật trữ tình trong mấy câu thơ trên là thế đứng của con người kiêu hãnh ngẩng cao đầu sau bao năm chiến đấu gian khổ, giành được quyền làm chủ đất nước. Trời thu, núi rừng, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa trở nên đẹp đẽ, đáng yêu lạ thường, vì đã thuộc về ta. Biện pháp cũng góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.

TOP 10 bài Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 3

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 4

Biện pháp lặp cấu trúc đã được tác giả khéo léo gài gắm vào hai câu thơ trích trong tác phẩm "Lời tiễn dặn": "Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng/Đừng bỏ em giữa dòng thác trào dâng!". Cụm từ "đừng bỏ em" đã nói lên cảm xúc lưu luyến, không nỡ của người con gái khi phải chia xa. Tính từ "trơ trọi" càng khiến cho nỗi cô đơn, lạc lõng bao trùm hết thảy không gian. "Dòng thác trào dâng" hay cũng chính là sự tuôn trào của cảm xúc. Người con trai ra đi mang theo bao nỗi niềm. Người con gái ở lại cũng ôm theo vô vàn tiếc nuối. Có thể nói, biện pháp lặp cấu trúc đã góp phần đẩy cảm xúc của đoạn thơ lên cao, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 5

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."

Trong đoạn thơ này, tác giả Viễn Phương đã nói lên được những ước ao, mong mỏi của bản thân. Từ đó, thể hiện niềm kính yêu sâu sắc dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. Điệp ngữ "muốn làm" kết hợp với hàng loạt những danh từ phía sau chính là minh chứng cho điều đó. Ông nguyện hóa thân thành con chim, ngày ngày cất tiếng hót reo vui bên Bác. Ông ước mong trở thành một đóa hoa, làm đẹp thêm cho nơi Bác yên nghỉ. Và ông còn muốn hóa thành cây tre trung hiếu, canh giữ và bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Hồ Chủ tịch. Chỉ một vài chi tiết ấy thôi, độc giả cũng thấy được tình yêu, lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Biện pháp lặp cấu trúc đã nhấn mạnh nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng tác giả. Đồng thời, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng và da diết vô cùng.

TOP 10 Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 6

Thi sĩ Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Điều đó, được thể hiện rất sâu sắc qua biện pháp điệp từ trong bài thơ “Vội vàng” :

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”

Biện pháp tu từ điệp từ cách quãng “Ta muốn” tạo nên cấu trúc câu đều đặn, hối hả như đang thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ, thanh xuân của mình, hãy làm những điều mình muốn mà chỉ có thể tuổi trẻ mới làm được, đầu tiên đó là yêu thiên nhiên. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 7

"Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái"

Bằng biện pháp lặp cấu trúc tài tình, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thành công khắc họa sự khó khăn mà người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn phải trải qua. Những chiếc xe quân dụng mà lại không có kính - một điều vô cùng bất lợi đối với người sử dụng. Chính bởi lí do đó mà gió tạt làm "mắt đắng". Nhưng cũng nhờ vậy, người lính có thể thấy rõ hơn con đường phía trước, có thể ngắm nhìn được bầu trời sao rộng lớn cùng những cánh chim bay lượn phía trên. Cái bi đã được lãng mạn hóa bởi thi nhân đã nhìn nó dưới con mắt tinh tế cùng tâm hồn lạc quan. Phép lặp cấu trúc vừa nhấn mạnh sự gian khổ của hoàn cảnh, vừa làm nổi bật lên vẻ đẹp tinh thần đáng trân trọng của những người chiến sĩ ngoài mặt trận.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 8

Trong tác phẩm "Tôi yêu em", nhà thơ đại tài Puskin đã thành công sử dụng biện pháp điệp cấu trúc để làm nổi bật một tình yêu chân thành, đằm thắm và mãnh liệt. Ở đoạn thơ thứ hai, ông đã viết: "Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng/.../Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm/...". Tác giả nhấn mạnh tình yêu của người con trai dành cho người con gái. Tình yêu ấy có thể thầm lặng, rụt rè nhưng cũng có thể bùng cháy mãnh liệt, nồng nàn. Dù có ở trạng thái nào thì tình cảm đó vẫn hết mực chân thành, không chút vụ lợi. Chữ "yêu" được lặp lại đến ba lần càng khẳng định một cách chắc chắn hơn về cảm xúc lứa đôi. Như vậy, chỉ một đoạn thơ ngắn ngủi cũng đã cho độc giả thấy được bao cung bậc khác nhau của mình yêu. Đồng thời, thể hiện tài năng cùng tâm hồn giàu xúc cảm của nhà thơ đại tài Puskin.

TOP 10 Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 9

Biện pháp lặp cấu trúc đã được tác giả khéo léo gài gắm vào hai câu thơ trích trong tác phẩm "Lời tiễn dặn": "Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng/Đừng bỏ em giữa dòng thác trào dâng!". Cụm từ "đừng bỏ em" đã nói lên cảm xúc lưu luyến, không nỡ của người con gái khi phải chia xa. Tính từ "trơ trọi" càng khiến cho nỗi cô đơn, lạc lõng bao trùm hết thảy không gian. "Dòng thác trào dâng" hay cũng chính là sự tuôn trào của cảm xúc. Người con trai ra đi mang theo bao nỗi niềm. Người con gái ở lại cũng ôm theo vô vàn tiếc nuối. Có thể nói, biện pháp lặp cấu trúc đã góp phần đẩy cảm xúc của đoạn thơ lên cao, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ - Mẫu 10

Đoạn trích trong tác phẩm "Sóng" của Xuân Quỳnh đã sử dụng rất thành công biện pháp lặp cấu trúc: "Sóng bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu/Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau". Đứng trước biển khơi, người phụ nữ không khỏi cảm thấy mênh mông, rợn ngợp. Cô bắt đầu thắc mắc về cội nguồn của sóng hay cũng chính là của tình yêu. Tuy đã đưa ra những lí giải dựa trên quy luật của tự nhiên nhưng người phụ nữ vẫn không thể tìm được ra câu trả lời cho bản thân mình. Qua đó, tác giả nói lên cái khó của tình yêu. Đó là một thứ chưa ai lí giải và cắt nghĩa được.

Video bài giảng Văn 11 Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 24 Tập 1 - Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá