Soạn bài Nam quốc sơn hà | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8

5.7 K

Tài liệu soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nam quốc sơn hà hay nhất

Video soạn bài Văn lớp 8 Nam quốc sơn hà - Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả.

Soạn bài Nam quốc sơn hà | Hay nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?

Trả lời:

“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.

Trả lời:

Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

Trả lời:

Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:

- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản

- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nhất định sẽ bại trận (chuốc lấy bại vong)

- Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.

Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với câu thơ cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc.

Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?

Trả lời:

Bài học: Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Tóm tắt Nam quốc sơn hà

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 68

Nam quốc sơn hà

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)

Củng cố, mở rộng trang 77

Đánh giá

0

0 đánh giá