Trả lời Câu 3 trang 60 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Tràng giang giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tràng giang
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
- Cấu tứ bài thơ và lí do xác định:
Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.
+ Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”, “dòng”... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợi’ “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh” “bãi vàng”...
+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); gió đầy tử khí: “đìu hiu”; bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liêu”; nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm ngả”.
Video bài giảng Văn 11 Tràng giang - Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: