Giải Địa lí 10 trang 116 Chân trời sáng tạo

461

Với Giải Địa lí 10 trang 116 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm.

- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm.

Địa Lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp | Chân trời sáng tạo (ảnh 9)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục VI, quan sát hình 30.5 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Trả lời:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm: chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động – thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

* Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm

- Phân bố: rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.

- Giải thích đặc điểm phân bố:

+ Đây là ngành thuộc công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Hoạt động của ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ.

+ Ngành có vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và có khả năng xuất khẩu. Vì thế ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới ở cả những nước phát triển và đang phát triển.

Luyện tập và Vận dụng (trang 116)

Luyện tập 1 trang 116 Địa Lí 10: Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học ở mục IV về đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học.

Trả lời:

Địa Lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp | Chân trời sáng tạo (ảnh 10)

Luyện tập 2 trang 116 Địa Lí 10: Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm.

Trả lời:

Ví dụ: 

- Nước giải khát: Pepsi, Redbull, Coca cola,…

- Sữa: Vinamilk, NutiFood, TH True milk, Dalat milk,…

- Đường ăn được sản xuất ở một số nhà máy như Thành Công, Hưng Thịnh, KCP,…

- Đồ hộp từ các thương hiệu như Vissan, Minh Trung, Hạ Long Canfoco,…

Vận dụng trang 116 Địa Lí 10: Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Trả lời:

- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam: 

+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.

+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…

+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. 

+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. 

+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. 

+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành. 

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 10 trang 111

Giải Địa lí 10 trang 112

Giải Địa lí 10 trang 114

Giải Địa lí 10 trang 115

Đánh giá

0

0 đánh giá