Giải Địa lí 10 trang 29 Chân trời sáng tạo

501

Với Giải Địa lí 10 trang 29 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Câu hỏi trang 29 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo vĩ độ theo các gợi ý sau:

- Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?

- Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?

- Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.

Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 5.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).

Trả lời:

- Xích đạo luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau do diện tích và thời gian được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm như nhau.

- Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm chênh lệch nhau càng lớn.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.

+ Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài => ngày dài hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng dài, đêm càng ngắn. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, ngày kéo dài 24 giờ.

=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.

+ Ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn => ngày ngắn hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng ngắn, đêm càng dài. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, đêm kéo dài 24 giờ.

=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 10 trang 26

Giải Địa lí 10 trang 27

Giải Địa lí 10 trang 28

Giải Địa lí 10 trang 30

Đánh giá

0

0 đánh giá