Với Giải Địa lí 10 trang 34 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục b (Mưa).
- Quan sát hình 9.7 (Chú ý màu sắc thể hiện lượng mưa).
Trả lời:
Phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều, có sự thay đổi theo vĩ độ và khu vực.
- Theo vĩ độ:
+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
+ Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.
+ Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến.
+ Mưa rất ít ở 2 vùng cực.
- Theo khu vực (phân hóa theo chiều đông – tây): do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần hay xa biển,…
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 34 Địa lí 10: Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức đã học về nhiệt độ không khí.
- Chú ý phân tích sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất theo 3 tiêu chí:
+ Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ.
+ Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương.
+ Nhiệt độ phân bố theo địa hình.
Trả lời:
Đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất:
- Theo vĩ độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao).
+ Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ Xích đạo đến cực.
=> Nguyên nhân: Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng (nhập xạ) của Mặt Trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng giảm.
- Theo lục địa và đại dương:
+ Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa điểm nằm gần đại dương.
=> Càng xa đại dương, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
+ Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa.
=> Nguyên nhân: Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và tỏa nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước, thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh.
- Theo địa hình:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
=> Nguyên nhân: Góc tới của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất.
Luyện tập 2 trang 34 Địa lí 10: Sự hình thành các đai khí áp và các đới gió liên quan gì với nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về khí áp và gió trên Trái Đất, quan sát hình 9.4 SGK.
Trả lời:
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
- Gió thổi từ đai khí áp cao về đai khí áp thấp.
=> Một số loại gió chính trên Trái Đất (Mậu dịch, Tây ôn đới và Đông cực) cũng phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.
“Trường Sơn đông
Trường Sơn tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây…”
Phương pháp giải:
- Đoạn thơ trên nói tới sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn và phía tây Trường Sơn (Dãy Trường Sơn, Việt Nam).
- Dựa vào kiến thức đã học về gió (gió mùa và gió fơn) để giải thích.
Trả lời:
Có sự khác nhau về hiện tượng thời tiết giữa phía đông Trường Sơn (nắng đốt) và phía tây Trường Sơn (mưa quây/mưa nhiều) như trong bài thơ do:
- Đầu mùa hạ, gió mùa tây nam từ biển thổi vào gây mưa lớn cho sườn phía tây Trường Sơn.
- Khi vượt sang sườn đông Trường Sơn, bị biến tính (hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên) trở lên khô nóng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về nhiệt độ không khí (chú ý nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao) kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.
Trả lời:
- Vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt vì thời tiết ở đây mát mẻ, dễ chịu.
- Do Sa Pa và Đà Lạt là các địa điểm thuộc vùng núi và cao nguyên cao, nên khi nhiệt độ ở đồng bằng cao (nóng bức) thì Sa Pa và Đà Lạt vẫn có thời tiết mát mẻ.
Lưu ý:
- Sa Pa: độ cao 1 600 m so với mực nước biển.
- Đà Lạt: độ cao 1 500 m so với mực nước biển.
=> Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: