Giải Địa lí 10 trang 30 Kết nối tri thức

505

Với Giải Địa lí 10 trang 30 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b và hình 9.2, nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin mục b (Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương).

- Quan sát hình 9.2, chú ý vị trí của từng địa điểm nằm gần hay xa biển, ảnh hưởng của dòng biển,…

Trả lời:

- Nhận xét:

Các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB: Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Cuốc-xcơ (29oC) – nằm sâu trong nội địa đến Vác-sa-va (23oC), Pô-dơ-man (21oC) – gần biển Ban-tích và thấp nhất là Va-len-ti-a (9oC) – nằm ven Đại Tây Dương.

- Giải thích:

+ Bề mặt đất nhận nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn bề mặt nước (mùa hạ: lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; mùa đông: lục địa có nhiệt độ thấp hơn đại dương) => Cuốc-xcơ nằm sâu trong nội địa có biên độ nhiệt năm cao nhất (29oC), Vác-sa-va và Pô-dơ-man nằm gần biển Ban-tích nên có biên độ nhiệt năm thấp hơn Cuốc-xcơ, lần lượt là 23oC và 21oC.

+ Va-len-ti-a có biên độ nhiệt độ năm thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với 3 địa điểm trên do: vị trí nằm ven Đại Tây Dương, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

Lưu ý: Những vùng ven biển có dòng biển nóng chảy qua có khí hậu ấm áp, mưa nhiều và các dòng biển lạnh thì ngược lại.

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục c và hình 9.3, trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục c (Nhiệt độ phân bố theo địa hình).

- Quan sát hình 9.3, chú ý góc tới của tia sáng mặt trời và lượng bức xạ nhận được ở mỗi sườn núi.

=> Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình (qua 2 yếu tố): độ cao; độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

Trả lời:

Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình:

- Theo độ cao (tầng đối lưu): càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.

- Theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

+ Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng mặt trời, có góc tới của tia sáng mặt trời lớn => Lượng bức xạ nhận được lớn (nhiệt độ không khí cao).

+ Ngược lại, sườn núi cùng chiều với ánh sáng mặt trời có góc tới của tia sáng mặt trời nhỏ => Lượng bức xạ nhận được ít (nhiệt độ không khí thấp).

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 10 trang 29

Giải Địa lí 10 trang 31

Giải Địa lí 10 trang 33

Giải Địa lí 10 trang 34 

Đánh giá

0

0 đánh giá