Giải thích tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch

14.7 K

Với giải Vận dụng 2 trang 34 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Vận dụng 2 trang 34 Địa lí 10: Giải thích tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về nhiệt độ không khí (chú ý nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao) kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Trả lời:

- Vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt vì thời tiết ở đây mát mẻ, dễ chịu.

- Do Sa Pa và Đà Lạt là các địa điểm thuộc vùng núi và cao nguyên cao, nên khi nhiệt độ ở đồng bằng cao (nóng bức) thì Sa Pa và Đà Lạt vẫn có thời tiết mát mẻ.

Lưu ý:

- Sa Pa: độ cao 1 600 m so với mực nước biển.

- Đà Lạt: độ cao 1 500 m so với mực nước biển.

=> Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trị số khí áp tỉ lệ

A. nghịch với tỉ trọng không khí.

B. thuận với nhiệt độ không khí.

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.

D. nghịch với độ cao cột khí.

Đáp án: C

Giải thích: Trị số khí áp tỉ lệ thuận với độ ẩm tuyệt đối.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?

A. Có frông nóng và frông lạnh.

B. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

C. Hướng gió hai bên giống nhau.

D. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

Đáp án: C

Giải thích: Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Frông là nơi có nhiễu loạn thời tiết nên những khu vực có frông thường có mưa lớn. Hai bên khác biệt về nhiệt độ và trên Trái Đất có fông nóng và frông lạnh.

Câu 3. Khí áp là sức nén của

A. không khí xuống mặt Trái Đất.

B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.

C. không khí xuống mặt nước biển.

D. luồng gió xuống mặt nước biển.

Đáp án: A

Giải thích: Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất. Tuỳ theo tình trạng của không khí mà tỉ trọng không khí thay đổi, làm cho khí áp cũng thay đổi theo.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 29 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:...

Câu hỏi trang 29 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục a và bảng 9, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc....

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b và hình 9.2, nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB....

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục c và hình 9.3, trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình....

Câu hỏi trang 31 Địa lí 10Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy:...

Câu hỏi trang 33 Địa lí 10Dựa vào thông tin và các hình trong mục b, hãy trình bày một số loại gió chính trên Trái Đất và gió địa phương....

Câu hỏi trang 33 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa....

Câu hỏi trang 34 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục b và hình 9.7, hãy nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất....

Luyện tập 1 trang 34 Địa lí 10Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất....

Luyện tập 2 trang 34 Địa lí 10Sự hình thành các đai khí áp và các đới gió liên quan gì với nhau?...

Vận dụng 1 trang 34 Địa lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu sau của nhà thơ Thúy Bắc:...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 12: Nước biển và đại dương

Đánh giá

0

0 đánh giá