Cho bảng số liệu Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019

28.5 K

Với giải Luyện tập trang 66 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Luyện tập trang 66 Địa lí 10: Cho bảng số liệu:

 (ảnh 2)

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

- Nhận xét và giải thích về cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

Phương pháp giải:

- Xác định biểu đồ thích hợp: “thể hiện cơ cấu” => biểu đồ tròn.

- Cách vẽ biểu đồ:

+ Vẽ 1 hình tròn bán kính phù hợp với trang vở/giấy.

+ Kẻ 1 đường bán kính hướng 12 giờ.

+ Dùng thước đo góc để thể hiện tỉ trọng từng ngành.

+ Dùng thước đo góc để thể hiện tỉ trọng từng ngành. Ví dụ: thể hiện tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (15,5%) lên biểu đồ, ta lấy 15,5 x 3,6 = 55,8°.

+ Chú thích và ghi tên biểu đồ.

- Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét và giải thích.

Trả lời:

* Vẽ biểu đồ:

 (ảnh 1)

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019 (%)

* Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam năm 2019:

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (64,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (15,5%).

=> Nguyên nhân: Do nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với

A. trình độ phát triển của các nước phát triển.

B. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

C. các nhóm nước phát triển hơn về kinh tế.

D. khả năng phát triển sản xuất của các ngành.

Đáp án: B

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Ví dụ: Ở Việt Nam quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.

Câu 2. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm có

A. cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

B. cơ cấu kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

D. cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

Câu 3. Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của

A. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

B. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.

C. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.

D. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 65 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy:...

Câu hỏi trang 66 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:...

Vận dụng trang 66 Địa lí 10Tìm hiểu và cho biết GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm gần đây nhất....

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Đánh giá

0

0 đánh giá