Sưu tầm thông tin về kênh đào Pa-na-ma

2.6 K

Với giải Vận dụng trang 151 Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Vận dụng trang 151 Địa Lí 7: Sưu tầm thông tin về kênh đào Pa-na-ma.

Phương pháp giải:

Sưu tầm thông tin về kênh đào Pa-na-ma trên Internet, sách báo,...

Trả lời:

- Pa-na-ma là kênh đào cắt ngang eo đất Pa-na-ma tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

- Kênh đào có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm qua eo biển Drake và Mũi Sừng ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Ví dụ: một chuyến đi của tàu thuyền từ Niu Oóc tới Xan Phran-xi-xcô qua kênh đào này chỉ cần vượt qua khoảng cách 9 500 km, chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22 500 km ).

- Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Pa-na-ma đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng đến năm 1914 mới được Hoa Kỳ hoàn thành và mở cửa. Việc xây dựng 77 km chiều dài kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27 500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào. Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14 000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Thiên nhiên dãy núi An-đét thay đổi từ thấp lên cao lần lượt là?

A. Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết, rừng nhiệt đới.

C. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.

D. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới, rừng lá kim.

Đáp án đúng là: A

Từ thấp lên cao, thiên nhiên dãy núi An-đét lần lượt: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết. (sgk trang 151).

Câu 2. Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất ở đâu?

A. Các sơn nguyên phía Đông.                    

B. Đồng bằng ở giữa.

C. Dãy núi An-đét.                                     

D. Phía Nam Nam Mĩ.

Đáp án đúng là: C

Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi theo chiều cao khá rõ nét.

Câu 3. Khí hậu nào đặc trưng cho vùng núi phía Nam dãy An-đét?

A. Khí hậu ôn hòa.                                     

B. Khí hậu nhiệt đới.

C. Khí hậu núi cao.                                     

D. Khí hậu cận nhiệt.

Đáp án đúng là: A

Vùng Nam An-đét khí hậu ôn hòa phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới. (sgk trang 151)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 149 Địa Lí 7Dựa vào thông tin và hình 1, 2 trong mục 1, hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ...

Câu hỏi trang 151 Địa Lí 7Dựa vào hình 1 (trang 140) và thông tin trong mục 2, hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ...

Câu hỏi trang 151 Địa Lí 7Dựa vào thông tin và quan sát hình 4 trong mục 3, hãy:..

Luyện tập trang 151 Địa Lí 7: Trình bày một đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, đới thiên nhiên) ở khu vực Trung và Nam Mỹ...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bài 18: Châu Đại Dương

Bài 19: Châu Nam Cực

Đánh giá

0

0 đánh giá