Soạn bài Bài ca Côn Sơn | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8

6.3 K

Tài liệu soạn bài Bài ca Côn Sơn Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bài ca Côn Sơn hay nhất

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản ca ngợi bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.

Soạn bài Bài ca Côn Sơn | Hay nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Trả lời:

- Điệp từ “Côn Sơn”

Tác dụng: Nhấn mạnh miêu tả thiên nhiên ở Côn Sơn

- So sánh: “như tiếng đàn cầm”, “như chiếu êm”

Tác dụng: ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

Trả lời:

- Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là nhân vật trữ tình hoặc chính là tác giả.

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Trả lời:

- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.

- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…

⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn

⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Trả lời:

- Hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, hấp dẫn cùng tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của nhân vật “ta” giúp cho bức tranh thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Tóm tắt Bài ca Côn Sơn

Bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn. Bài thơ là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý cuộc đời, về nhân sinh. Bởi Nguyễn Trãi là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Bài ca Côn Sơn

Thực hành tiếng Việt trang 66

Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống

Đánh giá

0

0 đánh giá