Tailieumoi.vn giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Lịch sử có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Lịch sử để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Lịch sử có đáp án (phần 1)
Câu 21: Trình bày hoàn cảnh dẫn đến Chiến tranh lạnh. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh là gì?
Lời giải:
♦ Hoàn cảnh: Chiến tranh lạnh xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng; mục tiêu, chiến lược và về quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự đối đầu về hệ tư tưởng giữa Mỹ với Liên Xô đã bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Về mục tiêu, chiến lược:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu của mình, Mỹ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
=> Từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
♦ Biểu hiện của Chiến tranh lạnh
- Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, nêu lên thông điệp: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ, đồng thời nêu rõ phải “ngăn chặn nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản”.
- Tháng 6/1947, Mỹ tiếp tục đưa ra kế hoạch tái thiết châu Âu với tên gọi Kế hoạch phục hưng châu Âu (còn gọi là Kế hoạch Mác-san). Với kế hoạch này, Mỹ đã đưa ra khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của Mỹ; đồng thời tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) nhằm tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 4/1949, Mỹ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh chính trị, quân sự của các nước tư bản phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Để đối trọng với NATO, tháng 5/1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu kí kết Hiệp ước Vácsava, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava - một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ.
=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác lập của Trật tự thế giới hai cực do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự đối đầu giữa hai khối quân sự trở thành mặt trận chính yếu của cuộc Chiến tranh lạnh.
♦ Hậu quả của Chiến tranh lạnh
- Thứ nhất, trong suốt hơn 4 thập niên (1947 - 1989), thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Việc các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Thứ hai, Chiến tranh lạnh tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị của thế giới.
+ Cuộc chạy đua vũ trang đã khiến cho các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô phải đầu tư khoản chi phí quân sự khổng lồ, đồng thời làm cho đời sống nhân dân của nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Do tác động của Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới phải lựa chọn con đường phát triển dựa trên sự định hình ý thức hệ.
- Thứ ba, Chiến tranh lạnh đã khiến cho hàng triệu người chết và tàn phế vì các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới.
+ Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã khiến cho khoảng trên 3 triệu người thương vong.
+ Cuộc chiến tranh Việt Nam của thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ (1945 - 1975) đã làm khoảng 4 triệu người chết hoặc bị thương tật suốt đời.
Xem thêm lời giải các câu hỏi môn Lịch sử thường gặp nhất:
Câu 1: Vua nào đại thắng quân Thanh,...
Câu 6: Em hãy nêu tên ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929...
Câu 7: Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?...
Câu 9: Đố ai giải phóng Thăng Long...
Câu 10: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?...
Câu 11: Năm 1961, Trung Cục miền Năm mới được thành lập, đồng chí võ Văn Kiệt giữ chúc vụ gì?...
Câu 12: Trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công nhiệm vụ gì?...
Câu 14: Ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành một quyết sách lịch sử về:...
Câu 16: SEATO là cụm từ viết tắt của tổ chức nào sau đây?...
Câu 19: Ý nghĩa của việc chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước?...
Câu 20: Nêu ý nghĩa của việc phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni...
Câu 25: Cuối thế kỷ xIx đầu thế kỷ xx vì sao Nhật Bản và Xiêm giữ được nền độc lập ?...
Câu 26: Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá....
Câu 27: Cuối năm 1940, Nhật Bản kéo vào nước ta thì thực dân Pháp đã phản ứng như thế nào?...
Câu 28: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?...
Câu 30: Thủ tướng võ văn kiệt được đảng, nhà nước trao tặng những huân, huy chương cao quý nào?...
Câu 33: Sử học có chức năng nào sau đây?...
Câu 35: Em hãy lựa chọn 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới hiện đại và giải thích tại sao?...
Câu 36: Vua Lê Đại Hành đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?...
Câu 37: Nêu nhận xét của em về kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị...