Soạn bài Ôn tập trang 148 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10

4.4 K

Tài liệu soạn bài Ôn tập trang 148 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập trang 148 hay nhất

Câu 1 trang 148 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:

a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 148, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Soạn bài Ôn tập trang 148 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 148, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Soạn bài Ôn tập trang 148 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 2)

Trả lời:

a.

Văn bản

Xung đột

chính trong

cốt truyện

Đặc điểm ngôn

ngữ của nhân vật

Diễn biến tâm lí nhân vật

Đặc điểm tính cách

nhân vật

1. Thị

Mầu lên

chùa

Xung đột

tính cách

của hai nhân

vật Thị Mầu

- Thị Kính.

- Thị Mầu (đào

lẳng): ngôn ngữ

phóng khoáng,

táo bạo.

- Thị Kính (đào

thương): ngôn

ngữ truyền thống,

nhẹ nhàng.

 

 

- Thị Mầu: háo hức đến

rung động và cuối cùng là

quyết tâm.

- Thị Kính: từ trầm lắng

đến hốt hoảng.

- Thị Mầu: lẳng lơ, táo

bạo, đi ngược lễ giáo

phong kiến, không

phù hợp với người phụ

nữ truyền thống xưa.

- Thị Kính : dịu dàng,

biểu tượng của người

phụ nữ thời phong

kiến, tần tảo.

2. Xã

trưởng – mẹ Đốp

Xung đột

trong suy

nghĩa và

nghề nghiệp

của hai nhân vật.

- Xã trưởng (hề áo

dài): ngôn ngữ sỗ

sàng, ngạo mạn,

khinh thường kẻ

thấp hèn.

- Mẹ Đốp (hài áo

ngắn): ngôn từ

đối đáp khôn

khéo, lanh lợi.

 

- Xã trưởng tự cao nhưng

rồi bị đuối lí trước màn

đối đáp khôn khéo , tinh

tế của mẹ Đốp. Cuối cùng

chỉ còn sự ngu si, lố bịch.

- Mẹ Đốp: vẫn luôn giữ

thế chủ động trong suốt

cuộc trò chuyện.

- Xã trưởng:ngu dốt,

háo sắc, tự cao

- Mẹ Đốp: thông

minh, nhanh nhẹn,

tinh tế.

b.

Văn bản

Mâu thuẫn, xung đột

chính trong cốt truyện

Đặc điểm,

tính cách

của các

nhân vật

Cách thể

hiện tính

cảm, cảm

xúc của tác

giả

Cảm hứng chủ đạo

1. Huyện Trìa xử án

Trùm Sò báo án, một

lòng muốn lấy lại đồ.

Nhưng Huyện Trìa, Đề

Hầu lại thiên vị Thị Hến vì

nhan sắc. Thành ra báo

án không thành, không

lấy được đồ đã mất cắp.

- Huyện

Trìa: tham

của, sợ vợ.

 

- Đề Hầu:

hay nói

xằng nói

bậy, nói

xấu người

khác.

Biểu đạt quan

từ lời thoại

của nhân vật:

châm biếm,

mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện

xảy ra trong cuộc sống

thường ngày thời phong

kiến. Ở đây là hình ảnh các

tên quan tham xử án không

liêm chính.

2.Huyện

Trìa, Đề

Hầu, Thầy

Nghêu

Cả ba vị đều đến nhà Thị

Hến vì háo sắc. Cuối

cùng thành một màn xét

xử tội lỗi của cả 3.

- Huyện

Trìa, Đề

Hầu, Thầy

Nghêu: háo

sắc, hèn

nhát.

- Thị Hến:

thông

minh, biết

giữ gìn tiết

hạnh.

Biểu đạt quan

từ lời thoại

của nhân vật:

châm biếm,

mỉa mai.

Những tình huống, sự kiện

xảy ra trong cuộc sống

thường ngày thời phong

kiến. Ở đây là hình ảnh các

những kẻ có danh, có

quyền nhưng lại hèn nhát,

đam mê nữ sắc

Câu 2 trang 148 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao?

Trả lời:

Cần lưu ý những điểm sau:

- Xác định được đối tượng mà bản thân muốn hướng đến.

- Lí do viết.

- Trình bày phải hợp lí, dễ nhìn.

- Có thông tin liên hệ rõ ràng.

=> Đây là những điểm cần thiết để đảm bảo người đọc rõ ràng tìm thấy thông tin cần thiết.

Câu 3 trang 148 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng?

Trả lời:

- Văn bản nội quy thường theo quy cách thống nhất. Văn bản hướng dẫn thì có thể tùy ý sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

- Phần chính của văn bản nội quy là một loạt các quy định. Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp, có kèm hình ảnh.

Câu 4 trang 148 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

     Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa duy trì, phát huy được nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời thu hút giới trẻ thì việc lưu truyền, phát huy những nét đẹp truyền thống ấy lại càng quan trọng. Đồng thời cũng giúp cho hình ảnh truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đón nhận.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Viết một bản nội quy nơi công cộng

Soạn bài Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau

Soạn bài Ôn tập trang 148

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá