Trong tiết sinh hoạt đầu tuần, lớp em sẽ tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề

560

Với giải Câu 4 trang 31 sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Chuẩn bị bài nói theo đề bài sau:

Trong tiết sinh hoạt đầu tuần, lớp em sẽ tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề: Có nên chơi game online hay không? Em hãy chuẩn bị bài nói để trình bày ý kiến của mình trước lớp.

Trả lời:

Hướng dẫn thực hiện bài nói:

Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói

- Đề tài ở đây là game online.

- Thời gian nói là trong tiết sinh hoạt đầu tuần.

- Không gian nói là trong lớp học.

Bài nói sẽ được trình bày trước giáo viên và các bạn cùng lớp.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Viết ra câu trả lời cho câu hỏi: Có nên chơi game online hay không?

- Viết ra những lí lẽ, bằng chứng củng cố cho ý kiến của em.

- Em có thể tìm hiểu các thông tin về game onlie thông qua sách vở, các trang web uy tín.

Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

- Tìm hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu để tăng tính sinh động cho phần trình bày.

- Dự kiến những câu hỏi, ý kiến phản biện của người nghe và có phương án trả lời. Em có thể dựa vào những tư liệu mình tìm được về game online để chuẩn bị câu trả lời.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Luyện tập

Em có thể luyện nói trước gương hoặc luyện nói với các bạn trong nhóm. Khi luyện tập em cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói, dự kiến phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn.

Trình bày

Bài nói sẽ được trình bày vào tiết sinh hoạt đầu tuần, trong không gian lớp học, với đối tượng người nghe là thầy cô, các bạn cùng lớp, nên em có thể chọn cách trình bày gần gũi, tự nhiên. Khi trình bày em nên chú ý đến việc tương tác với người nghe.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Em trao đổi với các ý kiến của các bạn về bài nói của mình. Khi trao đổi cần có thái độ cầu thị, lắng nghe.

Sau đó, trong vai trò người nói và người nghe, em hãy đánh giá bài nói của bản thân và của các bạn khác dựa vào bảng kiểm sau:

Nội dung kiểm tra

Đạt/ Chưa đạt

Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.

 

Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.

 

Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người nghe.

 

Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định.

 

Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí.

 

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thoả đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả.

 

* Gợi ý:

Theo thống kê, đối tượng phạm tội có liên quan đến Game Online ngày càng tăng cao. Không những trẻ hoá về độ tuổi mà mức độ phạm tội ko ngừng tăng cao. Hiện trạng đó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con trẻ và cảnh báo xã hội về sự nguy hại khôn lường của Game Online. Có thể khẳng định, Game Online mang đến những tai hoạ khủng khiếp chỉ đứng sau vấn nạn ma túy.

Online Game hay trò trò chơi trực tuyến là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau. Mục đích của nhà lập trình Game Online là thu hút người chơi nhằm thu về lợi ích từ việc tải hoặc chơi của người dùng. Thế nhưng có một số không ít người bạn trẻ, nhất là ở lứa tuổi học sinh lạm dụng game online quá mức. Họ bỏ bê việc học, gia đình, …Không những thế còn bất chấp vi phạm pháp luật một cách không kiểm soát. Chính vì thế, học sinh ngày càng hiện tượng nghiện game hơn, sa đà vào các trò giải trí vô bổ. Tác hại của hiện tượng nghiện Game Online là rất nghiêm trọng. Bởi trong game luôn có các yếu tố nhạy cảm như: tính đồi trụy (nhân vật có trang phục hở hang), tính bạo lực (cảnh đâm chém, máu và xác chết), tính kinh dị (hình tượng nhân vật dị dạng đáng sợ). 

Thứ nhất là đối với chính bản thân người chơi. Nó sẽ làm cho họ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tình thần, công việc và vấn đề pháp luật. nhiều bạn trẻ lao vào Game không ngại thức khuya dậy sớm, tinh thần lúc nào cũng nghĩ về Game để đến nỗi sức khỏe suy kiệt, tinh thần hoang tưởng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.

Thứ hai là đối với gia đình và xã hội. Nghiện Game Online sẽ làm cho nhân cách, đạo đức, cách hành xử của con người trở nên tệ đi. Do khi chơi quá lâu, nhân cách của người chơi sẽ bị thay đổi theo như những hành động của các nhân vật trong game. Hơn thế nữa, nó còn tập cho ta những suy nghĩ không tốt, đồng thời làm cho đạo đức của chúng ta bị suy tồi, trở nên bạo lực và ảo tưởng. Việc đó sẽ dẫn đến cho ta có các hành vi không tốt trong gia đình, ra đời thì dễ bị khiêu khích, dễ dẫn đến xung đột với người ngoài.

Không thể phủ nhận vẫn có những game online có thể giúp chúng ta giải trí, bên cạnh đó cũng có một số loại game giúp ta phát triển tính sáng tạo, phản xạ nhanh và trí thông minh. Nhưng đồng thời, một số dòng game có nội dung đồi trụy, làm cho tâm hồn và đầu óc ta bị đen tối, lúc nào cũng suy nghĩ về các vấn đề vô bổ, không có ích cho đời sống. Thế nên, khi chơi game, chúng ta cũng cần phải có sự chọn lọc và lựa chọn đúng thể loại game để chơi sao cho hợp lý. Đồng thời, ta cũng cần phải biết đặt ra một khoảng thời gian để chơi sao cho phù hợp, tránh chơi quá nhiều để không bị lún sâu vào trò chơi. Và gia đình cũng cần phải có trách nhiệm để nhắc con em mình học tập, chơi thể thao, giáo dục cho con những tác hại mà game mang lại. Về phần nhà trường thì nên tổ chức các hoạt động lành mạnh để học sinh giam gia, vừa vui chơi giải trí, vừa học thêm được nhiều kiến thức lành mạnh. Nhà nước thì cần phải bắt các nhà lập trình nên các game có nội dung đồi bại , làm hư hỏng tâm hồn của mọi người.

Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay đã tăng đến mức báo động. không chỉ đơn giản là không thể dứt bỏ mà chính việc nghiện game đã dẫn đến các hành vi lệch lạc của học sinh và giới trẻ. Khắc phục hiện tượng mê game online của giới trẻ là một là một nhiệm vụ cần thực hiện quyết liệt ngay bây giờ.

Từ khóa :
Ngữ Văn 6
Đánh giá

0

0 đánh giá