Giải Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 95 SGK Địa lí 9: Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng?

Trả lời:

Chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng:

Vùng có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển chăn nuôi bò và khai thác nuôi trồng thủy sản

- Chăn nuôi bò:

+ Khí hậu nhiệt đới ánh nắng chan hòa, độ ẩm ko quá cao, ko chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

+ Vùng đất rừng chân núi phía Tây thích hợp để chăn thả các đàn bò.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Ven biển có các bãi tôm bãi cá, các ngư trường trọng điểm (Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa -Vũng Tàu), thuận lợi để phát triển đánh  bắt thủy sản.

+ Các vũng vịnh, đầm phá,  vùng  nước mặn nước lợ ven bờ  thuận  lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Người lao động cần cù, kiên cường trong đấu tranh chống thiên tai và khai thác các kinh tế biển.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 95 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 26.1, hãy xác định các bãi tôm, bãi cá.

Vì sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?

Giải Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)  (ảnh 1)

Trả lời:

- Các bãi tôm, bãi cá:

+ Bãi tôm phân bố ở ven biển hầu hết các tỉnh:  Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Bãi cá: ở vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận – Bình Thuận.

- Ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản, nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nghề muối:

Khí hậu nắng nóng quanh năm, nhiệt độ cao, độ mặn biển cao, thuận lợi cho phát triển nghề muối.

Các cánh đồng muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.

+ Nghề cá:

Ven biển có nhiều bãi  tôm bãi cá lớn (2 ngư trường trọng điểm Ninh Thuận – Bình Thuận , Hoàng Sa – Trường Sa), các vũng nước mặn nước lợ để nuôi trồng thủy  sản.

Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Ngư nghiệp chiếm tới 27,4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 97 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?

Bảng 26.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kì 1995 - 2002 (nghìn tì đồng)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,6

10,8

14,7

Cả nước

103,4

198,3

261,1

Trả lời:

Giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh hơn so với cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ tăng gấp 2.62 lần (từ 5.6% năm 1995 lên 14.7% năm 2002).

- Cả nước tăng gấp 2.52 lần (từ 103.4% năm 1995 lên 262.1% năm 2002).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 98 SGK Địa lí 9: Xác định trên hình 26.1, vị trí các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

Vì sao các thành phố này lại được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?

Trả lời:

- Các thành phố: TP. Đà Nẵng (góc phía Đông bắc của vùng), Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).

- Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì từ các thành phố này đã mở ra nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền với vùng Tây Nguyên ở phía Tây. Đây chính là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

Đường Hồ Chí Minh (Đà Nẵng- KonTum)

Quốc lộ 19 (Quy Nhơn – Gia Lai)

Quốc lộ 26 (Nha Trang – Đăk Lăk)

Câu hỏi và bài tập (trang 99 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 99 SGK Địa Lí 9: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?

Trả lời:

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững các ngành kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển.

- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:

+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng: chiếm 27.4% giá trị thủy sản khai thác của cả nước (năm 2002).

+ Sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).

+ Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

+ Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

+ Hình thành các cơ sở chế biến thủy sản giúp nâng cao giá trị thủy sản, tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.

- Du lịch biển:

+ Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.

+ Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

- Giao thông vận tải biển:

+ Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

+ Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

- Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

+ Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).

+ Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

Bài 2 trang 99 SGK Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002 và nêu nhận xét.

Bảng 26.3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002

Giải Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)  (ảnh 2)

Phương pháp giải:

- Sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ cột và nhận xét biểu đồ

Trả lời:


Giải Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)  (ảnh 3)

Biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2002

Nhận xét:

Diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. 

- Khánh Hòa có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất (6 nghìn ha).

- Đứng thứ 2 là Quảng Nam (5,6 nghìn ha).

- Tiếp đến là Bình Định (4,1 nghìn ha), Phú Yên (2,7 nghìn ha),  Bình Định (1,9 nghìn ha).

- Tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thấp nhất là Đà Nẵng (0,8 nghìn ha).

Bài 3 trang 99 SGK Địa Lí 9: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trả lời:

- Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên.

=> Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.

- Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Lý thuyết Bài 26: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phần 2. Kinh tế)

I. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.

+ Đàn bò năm 2002 là 1008,6 nghìn con.

+ Ngư nghiệp: chiếm 27,4% thủy sản khai thác của cả nước (2002); các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.

+ Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

- Khó khăn:

+ Quỹ đất nông nghiệp hạn chế.

+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

=> Nguyên nhận: do diện tích đất hẹp, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

- Biện pháp:

+ Trồng rừng phòng hộ.

+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất - sinh hoạt.

b) Công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao.

- Cơ cấu ngành bước đầu được hình thành và khá đa dạng:

+ Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.

+ Công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).

+ Thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn là 2  trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp.

c) Dịch vụ

- Giao thông vận tải:

+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động.

+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng với nhiều bãi biển nổi tiếng và quần thể di sản văn hóa (bãi biển Non Nước, Nha Trang, Mũi Né..; phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn).

II. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ:  Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

Đánh giá

0

0 đánh giá