200 Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ văn (cả nước, có lời giải)

Tuyển tập Top 200 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2024 được các Thầy/Cô biên soạn công phu, cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

Chỉ 100k mua trọn bộ đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi thử THPT QG 2024 môn Ngữ văn (cả nước)

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Ninh Bình năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Lạng Sơn năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hải Dương năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Quảng Bình năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Cao Bằng năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hưng Yên năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hải Phòng năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Lào Cai năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hà Nội năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Yên Bái năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Hòa Bình năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Tuyên Quang năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Kiên Giang năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Thái Bình năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Gia Lai năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Bình Phước năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Bắc Giang năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn sở GD&ĐT Nam Định năm 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Đội Cấn (Vĩnh Phúc) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Lý Thường Kiệt (Bắc Ninh) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Phúc) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Hà Nội) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Đại Đồng (Hòa Bình) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Du (Ninh Thuận) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang) 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Chuyên Hưng Yên 2024 có đáp án

Đề thi thử Ngữ Văn trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) 2024 có đáp án

Đề thi thử THPT QG 2023 môn Ngữ văn (cả nước)

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 Ngữ văn

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2023 (có lời giải)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thế (Bắc Giang)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT chuyên ĐH Vinh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Nghèn (Hà Tĩnh)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Phúc)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Ngô Gia Tự (Đắk Lắk)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Ninh Giang (Hải Dương)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Cụm Liên trường Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Hàm Long (Bắc Ninh)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Tân Trào (Tuyên Quang)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Triệu Sơn 1 (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Như Xuân (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Lạng Sơn)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Lê Văn Hữu (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Triệu Sơn 2 (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành (Bắc Ninh)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thành (Nghệ An)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn Liên trường Hải Phòng

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Lương Đắc Bằng (Thanh Hóa)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Ngọc Tảo (Hà Nội)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn Thịnh (Sơn La)

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc gia 2023 sở GD&ĐT Hà Nội

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc gia 2023 sở GD&ĐT Phú Thọ

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc gia 2023 sở GD&ĐT Bắc Ninh

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc gia 2023 sở GD&ĐT Lạng Sơn

Đề thi thử Ngữ văn THPT Quốc gia 2023 sở GD&ĐT Thái Nguyên

Bộ 45 Đề thi THPT Quốc gia Ngữ Văn năm 2023 chọn lọc từ các trường

Bộ 49 đề thi THPT Quốc Gia Ngữ Văn năm 2022 - 2023 chuẩn cấu trúc minh họa

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn lần 1 trường THPT Yên Thế

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Triết gia Aristotle quan niệm rằng: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức  bản thân mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện  mình. Cuộc sống tốt đẹp là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con người.  Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình. Sự suy sụp tinh thần  ấy bộc lộ qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ, những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Còn người nào  nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện”.

Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân.  Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn  theo năm tháng. Nếu không hành động, thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng  của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi  tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó,  tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng một vai nào đó.  Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình?

(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2019, trang 77-78)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, mục tiêu lớn nhất của đời người là gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu “Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng  ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.” ?

Câu 4:

Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là  nhận thức bản thân mình một cách toàn diện” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc cần làm để “tỏa sáng trong vở diễn đời mình” của thanh niên hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng, những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110-111)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn lần 1 trường THPT chuyên ĐH Vinh

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bây giờ con ở đây

từng khóm lá xanh đang lặng lẽ nép trong vườn

bàn chân con chưa để dấu muôn nơi

những cánh hoa tay con chưa chạm tới

trong mắt con trời xanh yên ả

những đám mây như gấu trắng bồng bềnh.

 

Bây giờ con ở đây

khi những cánh rừng già châu Phi bốc cháy

voi chạy về châu Âu chết cóng giữa mùa đông

khi hàng triệu con chim rời xứ lạnh bay về xứ nóng

kiệt sức rồi phải lao xuống biển sâu

 

Hôm nay con học đi

ông hàng xóm chống gậy ra vườn lê từng bước nặng nề

hôm nay con học nói

bà hàng xóm thều thào với chồng về một miền quê thời tuổi trẻ.

 

Mai ngày con lớn lên

bố không biết những điều con sẽ nghĩ

bố không biết những con voi còn chết cóng phía trời xa

bố không biết những đàn chim còn bay về xứ nóng?...

bố chỉ mong trái tim con đừng bao giờ lạc lõng

trước mọi vui buồn bất hạnh của thời con

(Viết cho con - Trương Đăng Dung, Những kỉ niệm tưởng tượng, tác phẩm và dư luận, 

NXB Văn học, Hà Nội, 2014; tr.76-78)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh trong bài thơ cho thấy thiên nhiên đang bị hủy diệt.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: bố chỉ mong trái tim con đừng bao giờ lạc   lõng/ trước mọi vui buồn bất hạnh của thời con ?

Câu 4. Hãy nhận xét tình cảm của người cha đối với con được thể hiện trong bài thơ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với việc bảo vệ thiên nhiên trong bối cảnh hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau:

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”

 

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,

 Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200-201)

Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua đoạn trích.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn trường THPT Nghèn

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Nào hát lên cho mấy nước biết
Rằng chúng ta là những con người
Yêu em thủy chung hơn muối mặn
Dù thư tình chưa biết gửi cho ai...

Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, 

Tuyển thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ta đứng vững giữa muôn trùng sóng gió

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này…

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4.

Nhận xét về tình cảm của tác giả với người lính đảo được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích. Mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr 189-190)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó nhận xét về nét tài hoa, uyên bác trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn lần 3 trường THPT Lê Xoay

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bao bài ca xáo trộn trong tôi

Có tiếng khóc của con chim gẫy cánh

Tiếng đau rên của ngôi nhà đổ sập

Tiếng con thuyền không về được bờ quen

Tiếng mưa rơi trên ngọn cỏ yếu mềm..

Nhưng đêm hội này, chỉ một lần tôi được hát

Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng

Chỉ một lần gặp bạn, bạn yêu thương

Chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn

Tôi chọn bài ca của mùa hạ nắng

Tôi chọn bài ca của người gieo hạt

Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây

Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui

Là suối mát lòng tôi gửi bạn

Một cuộc đời- một bài ca duy nhất

Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỷ niệm về tôi.

(Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.185)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Nhân vật tôi trong bài thơ bị xáo trộn bởi những bài ca nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây”?

Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những lựa chọn của nhân vật tôi trong bài thơ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của thái độ sống tích cực.

Câu 2 (5,0 điểm)

“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân  bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích,chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô.Mùa  thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

 

Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lầntôi nhìn sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông,vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra sông Đà, đúng thế,nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2010 tr.191)

Phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về cái đẹp mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua hình tượng này.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn lần 2 trường THPT Hàn Thuyên

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

(1) Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

(2) Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

(3) Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, cuộc sống của bạn sẽ ra sao khi không chấp nhận thay đổi?

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 4. Theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Câu 2. (5.0 điểm)

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi...

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 7-8)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài.

Đánh giá

0

0 đánh giá