Chỉ 100k mua trọn Bộ 45 Đề thi THPT Quốc gia Ngữ Văn năm 2023 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Năm học 2022-2023
Bài thi môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Đề số 3
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi những tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơcòn xanh
Riêng những bài hátcòn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.
(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại không thể khuất phục những điều gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.
Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian.
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự qúy giá của thời gian.
Câu 2 (5.0 điểm)
Bàn về tác phẩm văn học, nhà văn Vô-rô-nin cho rằng: Câu đầu là một thứ âm chuẩn, giúp cho việc tạo nên âm hưởng chung của toàn bộ tác phẩm; tác giả Phuốc-ma-nốp lại khẳng định: Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối.
Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về các ý kiến trên? Hãy bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến thông qua việc tìm hiểu phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao).
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2: Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm (chỉ còn vang vọng như tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn) nhưng lại không thể khuất phục được những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.
Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ:
- Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát.
- Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời.
- Làm cho câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, ấn tượng.
Câu 4: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách nhưng nhưng dù cách nào cũng cần ngắn gọn, có quan điểm riêng, tránh diễn đạt chung chung hoặc hô hào khẩu hiệu sáo rỗng. Gợi ý:
- Biết quý trọng thời gian, trân trọng những gì đang có.
- Sử dụng quỹ thời gian hiệu quả.
- Sống trọn vẹn, có ý nghĩa trong từng phút giây của cuộc đời.
- Lưu giữ giá trị của bản thân để nó trường tồn và nối tiếp ở thế hệ sau, khuất phục thời gian.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự quý giá của thời gian.
c. Nội dung đoạn văn
- Vì sao thời gian quí giá?
+ Với thời gian, con người có thể lao động sản xuất để sinh tồn, tạo dựng của cải vật chất, để yêu thương, gắn bó.
+ Thời gian trôi chảy rất nhanh, lại tuyến tính, một đi không trở lại …
+ Mỗi con người lại chỉ có một quĩ đời ngắn ngủi vì vậy thời gian càng quý giá...
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: khả năng kì diệu của sự gợi mở và khép lại tác phẩm; bàn luận; chứng minh qua việc tìm hiểu mở đầu và kết thúc của tác phẩm Chí Phèo.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
1. Giải thích
- Ý kiến của Vô-rô-nin:
+ Câu đầu: câu văn mở đầu, phần mở đầu của một tác phẩm.
+ Âm chuẩn: âm thanh chuẩn xác, mẫu mực, chủ đạo.
→ Giọng điệu, âm hưởng của phần mở bài sẽ chi phối và quyết định âm hưởng, giọng điệu chung của cả tác phẩm.
- Ý kiến của Phuốc-ma-nốp: Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối → Với cách nói hình tượng, Phuốc-ma-nốp đã nói lên vị trí không thể thiếu của phần kết luận trong một tác phẩm. Giống như cú nốc-ao đầy thuyết phục trong một trận đấu, nó là khâu then chốt đóng vai trò quyết định trong việc khẳng định giá trị, sức sống của một tác phẩm và có tác động mạnh mẽ đến người đọc.
→ Tổng hợp ý kiến hai nhà văn, ta thấy cần nhấn mạnh và đánh giá cao vai trò của phần mở đầu và kết thúc, nhấn mạnh khả năng kì diệu của sự gợi mở và khép lại tác phẩm.
2. Bàn luận
Khẳng định tính đúng đắn của hai ý kiến:
- Phần mở đầu và kết thúc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với một tác phẩm văn học. Điều này được thể hiện ở tất cả các thể loại, đặc biệt là truyện ngắn.
- Tác phẩm tự sự nào cũng cần phải có cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được tạo dựng, là khung xương của tác phẩm. Cốt truyện gồm 5 phần: trình bày(= mở đầu), thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút(= kết thúc). Các bước diễn biến của cốt truyện đi từ mở đầu đến phát triển và kết thúc. Vì thế, trong các yếu tố của cốt truyện, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đoạn mở đầu và đoạn kết. Phần mở như một khúc dạo đầu, định hình ý tưởng của tác giả, quyết định sự lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc; phần kết lại là khúc vĩ thanh gói lại tác phẩm đồng thời mở ra trong lòng bạn đọc những suy nghĩ, liên tưởng mới, kết tinh tư tưởng của tác phẩm.
- Trong kết cấu của một tác phẩm văn học, sự sắp xếp các phần theo một trật tự hợp lí, thể hiện ý đồ nghệ thuật của người viết. Nếu thay đổi trật tự hoặc thiếu đi phần nào sẽ làm mất đi tính thống nhất của một chỉnh thể toàn vẹn. Trong chỉnh thể đó phần mở đầu và kết thúc không thể thiếu, bởi theo Aristote: Cái hoàn chỉnh là cái có phần đầu, phần giữa và phần cuối, theo Lưu Hiệp thì phải tổng văn lí (thống nhất mạch lạc bài văn), thống đầu vĩ (liên kết mở đầu và kết thúc) hay theo Nhữ Bá Sĩ không đóng, mở, kết cấu thì không thành văn chương.
→ Tác dụng, ý nghĩa của phần mở - kết: vừa tạo cho tác phẩm một chỉnh thể thống nhất vừa chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, thể hiện tư tưởng của nhà văn, đồng thời tác động mạnh mẽ tới tâm hồn bạn đọc.
3/ Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo
* Phần mở đầu:
- Cách mở đầu: Truyện được mở đầu bằng đoạn văn miêu tả, nhận xét tiếng chửi của nhân vật chính - một kẻ đang say rượu. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và cách mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.
- Ý nghĩa:
+ Cách vào truyện bằng hình ảnh rất sống động của một kẻ say đang vừa đi vừa chửi có ý nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú, lôi cuốn người đọc vào diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
+ Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: thoạt đầu vu vơ, sau đó thu hẹp dần và cuối cùng bất ngờ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
+ Cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng linh hoạt (đan xen nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu) làm đoạn văn có ấn tượng riêng khó quên.
+ Ngay từ đoạn mở đầu, số phận, tích cách nhân vật đã được khái quát, khắc sâu giá trị tư tưởng tác phẩm.
=> Khái quát một tính cách hết sức đặc biệt: tính cách một kẻ khùng, thằng say đang ở trong trạng thái lưỡng phân: nửa say - nửa tỉnh. Khái quát một số phận vô cùng bi đát: số phận của con người đang bị đồng loại chối từ.
* Kết thúc
- Cách kết thúc:
+ Cái chết thảm khốc của nhân vật Chí Phèo
+ Nhà văn đã lặp lại hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu tác phẩm - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi - để kết thúc truyện.
- Ý nghĩa:
+ Với việc để Chí Phèo tự vẫn vì không thể trở về với cuộc đời lương thiện, tác giả khắc sâu bi kịch số phận nhân vật và tố cáo sâu sắc xã hội đương thời.
+ Hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang được lặp lại tạo thành một kết cầu vòng tròn, một kết thúc để ngỏ, có giá trị biểu hiện sâu sắc, buộc người đọc phải suy ngẫm liên tưởng thêm những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi gắm (phản ánh, tố cáo hiện thực; dự báo, thức tỉnh,…
4. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến đúng đắn, quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, được đúc rút từ chính những trải nghiệm của các nhà văn bậc thầy của văn học Nga và thế giới.
- Đây là công phu sáng tạo in đậm dấu ấn tài năng và phong cách tác giả. Mở đầu và kết thúc truyện ngắn Chí Phèo chứng tỏ Nam Cao là cây bút hiện thực tỉnh táo, nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo lớn không chỉ với tình thương mà còn ở lòng tin vào con người.
- Yêu cầu đặt ra cho công phu sáng tạo mở đầu và kết luận không chỉ đúng với truyện ngắn mà còn với tất cả các thể loại văn học khác (ký, kịch, thơ, tiểu thuyết…), đòi hỏi trách nhiệm của người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật, đồng thời đòi hỏi khả năng đồng sáng tạo của bạn đọc trong tiếp nhận văn học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Năm học 2022-2023
Bài thi môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
Đề số 4
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?
Mình đi, ta hỏi thăm chừng
Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?
- Ðường về, đây đó gần thôi!
Hôm nay rời bản về nơi thị thành
Nhà cao chẳng khuất non xanh
Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.
Ngày mai về lại thôn hương
Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về
Ngày mai rộn rã sơn khê
Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
(Trích Việt Bắc - Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục 2003)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3: Nêu kết cấu và tóm tắt nội dung của đoạn trích ?
Câu 4: Điều anh / chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lối sống tình nghĩa của con người được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu?
Câu 2. (5,0 điểm)
Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
Câu 2: Đoạn trích sử dụng nhiều biện pháp tu từ, học sinh có thể chọn 1 biện pháp và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng(Chỉ ra cho 0,25đ, nêu hiệu quả nghệ thuật cho 0,5đ ):
- Câu hỏi tu từ (Mình về…..Chăng?/ Sáng đèn còn…rừng/ Bao giờ….vui? ; tác dụng: Tạo ấn tượng đặc biệt cho đoạn thơ, nhắc nhở, khắc sâu trong lòng người ra đi những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc.
- Điệp ngữ
+ Lặp đi lặp lại cụm từ Còn thấy, còn nhớ, tác dụng: nhấn mạnh, lay động tình cảm của người ra đi.
+ Lặp đi lặp lại từ Ngày mai; Tác dụng: nhấn mạnh niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng.
Câu 3:
- Kết cấu đối đáp
- Mượn lời đối đáp giữa kẻ ở, người đi, đoạn thơ gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến, bày tỏ tình cảm lưu luyến nhớ nhung tha thiết mặn nồng của người đi, kẻ ở, đồng thời khẳng định lối sống nghĩa tình, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.
Câu 4:
Học sinh tự do bày tỏ điều mình tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ. Cần lí giải vì sao mình tâm đắc nhất điều đó, trình bày từ 5 đến 7 dòng, thuyết phục thì cho điểm tối đa, chưa thuyết phục giám khảo tùy mức độ để cho điểm.(ví dụ : )
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận
Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: nêu được vấn đề. Thân đoạn: triển khai được vấn đề. Kết đoạn: kết luận được vấn đề. Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu, viết có sáng tạo.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Nghĩa tình: Là tình cảm thuỷ chung hợp với lẽ phải, với đạo lí làm người
- Lối sống nghĩa tình là lối sống thủy chung, gắn bó keo sơn giữa con người với con người.
- Sống có nghĩa có tình là một đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất đạo đức của con người.
- Lối sống nghĩa tình thể hiện ở thái độ sống trước sau như một, yêu thương, cảm thông, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, luôn biết ơn, trân trọng sự giúp đỡ của người khác…
- Người sống không tình nghĩa, phản bội bè bạn, người thân, tổ quốc …không biết yêu thương, trân trọng những người giúp đỡ mình, cho mình cuộc sống tốt đẹp… sẽ bị cười chê, lên án.
- Bài học nhận thức và hành động
Câu 2: Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
-Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một số thành tựu xuất sắc, nhất là về đề tài miền núi. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông in trong tập Truyện Tây Bắc.
- Giá trị hiện thực của truyện thế hiện tập chung ở việc tái hiện bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
* Giải thích ý kiến :
- Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị hiện thực khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà nhà văn miêu tả.
- Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tác phẩm miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.
* Phân tích – chứng minh :
- Số phận đau khổ của cha mẹ Mị :
Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí, mẹ Mỵ chết vẫn chưa hết nợ. Cha Mỵ sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở(danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.
- Số phận đau khổ của Mỵ :
+ Bị bắt làm con dâu gạt nợ.
+ Bị bóc lột sức lao động tàn tệ.
+ Bị đày đọa về tinh thần.
+ Bị chà đạp lên nhân phẩm.
→ Sự đày đọa khiến Mỵ tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn...
- Số phận đau khổ của A Phủ :
+ Sinh ra đã bất hạnh (Bố mẹ, anh em không còn ai, cả làng chết hết vì bệnh dịch, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái...)
+ Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nôi không có tiền cưới vợ.
+ Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống Lí.
+ Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.
- Số phận đau khổ của những người dân khác :
+ Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết.
+ Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống.
* Nghệ thuật thể hiện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, mỗi nhân vật được khai thác từ những điểm nhìn khác nhau.
- Miêu tả tâm lí sinh động.
- Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối kể chuyện linh hoạt.
* Đánh giá
- Miêu tả cuộc đời số phận của người lao động miền núi trước cách mạng tháng tám, Tô Hoài bày tỏ niềm yêu mến, cảm thông với những bất hạnh của họ.
- Nhà văn còn cất lên tiếng nói lên án, tố cáo chế độ phong kiến chúa đất miền núi đã đày đọa con người, đẩy họ vào cảnh lầm than, bất hạnh.
- Viết tác phẩm, nhà văn đưa người đọc đến với cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp người đọc cảm thông yêu mến những con người nơi đây, từ đó trân trọng những ước mơ, khát vọng, trân trọng sức sống tiềm tàng, khả năng tự giải phóng và tìm đến cách mạng của họ.