Xác định và nêu tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ sau

541

Với giải Câu 4 trang 18 sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Gia đình thương yêu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 7: Gia đình thương yêu

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

     GỬI EM VÀ CON

Lần đầu tiên nghe con trở đạp

Em quặn lòng nhưng náo nức yêu thương

Tháng thứ tám mang thai, em mệt

Da xanh gầy đôi mắt cũng to hơn.

Từ nay trong em có hai trái tim

Tim của mẹ đập dồn mong đợi

Trái tim con mong manh êm ái

Anh đếm thầm trong mỗi đêm sâu.

Ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ

Anh nhìn em như mới gặp lần đầu

Dẫu yêu nhiều chưa hiểu hết em đâu

Trong đáy mắt có gì như ánh lửa.

Em nhẹ bước đi nâng niu gìn giữ

Cắt áo mềm may mũ bé cho con

Anh quên đi bao nỗi lo buồn

Nghe con khoẻ ngày thêm đạp mạnh.

Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt

Con thân yêu người bạn nhỏ của cha

Mẹ là cây con là trái là hoa

Trong gian khổ con là mầm xanh biếc.

Buổi ra đời thấy trời cao có ngợp

Con hãy nhìn vào mắt mẹ con ơi

Đời chông gai vẫn mong con ra đời

Bài thơ đẹp cha dành cho buổi ấy.

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy

Cha chờ con càng yêu mẹ của con

Thay đổi đời cha sinh nở đời con

Mẹ là bến của mênh mông biển thắm

Mẹ là mái che đời cha mưa nắng

Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.

1970

(Lưu Quang Vũ, Gửi em và con, trích Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn,

Lưu Khánh Thơ biên soạn, NXB Hội Nhà văn, 1998)

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Xác định và nêu tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ sau:

Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt

Con thân yêu người bạn nhỏ của cha

Mẹ là cây con là trái là hoa

Trong gian khổ con là mâm xanh biếc.

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy

Cha chờ con càng yêu mẹ của con

Thay đổi đời cha sinh nở đời con

Mẹ là bến của mênh mông biển thắm

Mẹ là mái che đời cha mưa nắng

Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.

Trả lời:

Biện pháp tu từ: So sánh.

Tác dụng: Những hình ảnh so sánh mẹ là cây, con là trái, là hoa,... là mầm xanh biếc làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự gắn bó yêu thương của mẹ và con. Việc so sánh mẹ với bến của mênh mông biển thắm. với mái che đời cha, con với cánh buồm gửi đến mai sau cũng làm cho câu thơ thêm phần sinh động, giúp người đọc hiểu thêm được tình cảm của người cha dành cho vợ (yêu thương, tin cậy) và con (hi vọng).

Từ khóa :
Ngữ Văn 6
Đánh giá

0

0 đánh giá