Xác định lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn văn sau

3.1 K

Với giải Câu 9 trang 40 sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 4: Những trải nghiệm trong đời giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Câu 9 trang 40 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Xác định lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn văn sau.

Cho biết dựa vào đâu mà em xác định được.

Tiếng đàn, tiếng hát vẫn tự nhiên vang lên mà không cần cô truyền đi xa. Cô bỏ đài truyền thanh đi ra rồi chui vào một cái hũ ở góc nhà. Cái hũ tối mò mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cô không thể nào chịu nổi phải kêu lên:

- Trời ơi! Tối quá, tôi quá! Cho tôi ra với.

Chị Hũ nghe tiếng kêu liền hỏi:

- Ai đấy mà tôi không trông thấy dáng hình gì cả? Sao bỗng dưng lại vào được trong này? Hũ tôi đã nút rồi cơ mà! Đã gọi là hũ nút mà lại chả tối!

Trả lời:

Lời của người kể chuyện: “Tiếng đàn, tiếng hát vẫn tự nhiên vang lên mà không cần cô truyền đi xa. Cô bỏ đài truyền thanh đi ra rồi chui vào một cái hũ ở góc nhà. Cái hũ tối mò mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cô không thể nào chịu nổi phải kêu lên”; “Chị Hũ nghe tiếng kêu liền hỏi”.

Đây là lời của người kể chuyện vì phần lời ấy dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,...

Lời của nhân vật: “- Trời ơi! Tối quá, tối quá! Cho tôi ra với.”; “- Ai đấy mà tôi không trông thấy dáng hình gì cả? Sao bỗng dưng lại vào được trong này? Hũ tôi đã nút rồi cơ mà! Đã gọi là hũ nút mà lại chả tối!”

Đây là những lời nói trực tiếp của nhân vật trong truyện. Về chính tả, lời của nhân vật thường được tách biệt với lời của người kể chuyện bằng cách đặt sau dấu hai chấm hoặc dấu gạch đầu dòng.

Từ khóa :
Ngữ Văn 6
Đánh giá

0

0 đánh giá