Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 13 (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 13 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Tiết 7                               THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá, những cách gọi khac nhau của biện pháp tu từ này (phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ,...), các cách thức íhể hiện biện pháp tu từ nói quá, mục đích của việc sử dụng nói quá trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn học.

2. Năng lực

- HS nhận diện và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những trường hợp cụ thể

- Biết vận dụng biện pháp tu từ nói quá một cách phù hợp.

3. Phẩm chất: 

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo án 

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động. 

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ra câu hỏi: Lan hỏi Huệ làm xong bài toán cuối chưa. Huệ trả lời:

- Tớ nghĩ nát óc mà chưa ra được kết quả!

Theo em, câu trả lời của Huệ có gì là phóng đại, cường điệu lên ? Cách dùng như thế của Huệ có ý nghĩa gì

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt: Việc dùng từ như Huệ là một cách dùng biện pháp nói quá. Vậy nói quá là gì và hiệu quả khi sử dụng thế nào?

HS trả lời:

 Huệ phóng đại "nghĩ nát óc" tức là nghĩ rất lâu, rất nhiều với sự tậptrung cao độ

-> Bài toán quá khó

Hoạt động  2:  Hình thành kiến thức mới 

NÓI QUÁ

a)Mục tiêu:  HS nắm được đặc điểm và tác dụng của nói quá

b)Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm:  Câu trả lời của HS 

d) Tổ chức thực hiện

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

 

NV1: Củng cố lý thuyết

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo 2 nhóm hoàn thành các phiếu học tập 

Phiếu số 1:

1. Cho câu “Con rận bằng con ba ba/ Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.”( Ca dao)

- Có con rận nào bằng con ba ba không và nó ngáy tới cả nhà thất kinh ?

- Cách nói trong câu ca dao là nói quá, vậy hãy cho biết thế nào là nói quá

2.  Câu "Cụ Bá ấy thét ra lửa" thực ra là muốn nói gì về lời nói của cụ Bá ?

Phiếu số 2:

1. Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường

1/ Nghìn cân treo sợi tóc

2/ trăm nghìn công việc

3/ hiền như đất

4/ trói gà không chặt

a/ rất hiền lành

b/ yếu quá, không quen lao động chân tay

c/ rất bận

d/ ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm

Từ đó hãy so sánh sức hấp dẫn của 2 cách diễn đạt trên.

2. Đọc câu ca dao sau và cho biết nó gợi trong em cảm xúc gì:

- Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng bó gối gánh hai hạt vừng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ làm nhóm trong vòng 5 phút.

Dự kiến sản phẩm:

Phiếu bài tập số 1:

1. - Không có con rận nào như thế

- Nói quá là phóng địa quy mô, mức độ, tính chất của sự việc.

2.  -  Nghĩa là lời nói cụ Bá rất có uy lực có thể hại người.

 Phiếu bài tập số 2:

1. – ghép: 1-d; 2-c; 3-a; 4- b

-  cách dùng nói quá hay, gây ấn tượng mạnh, tăng sức gợi hình gợi cảm

2. Cảm xúc:  gây cười

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

Hoạt động 3: Luyện tập

I. Nhận thức kiến thức tiếng Việt

















- Nói quá là biện pháp tu từ dùng cách nói phóng đại mức độ, tính chất của hiện tượng, sự vật.

- Tác dụng: gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.











 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 13.

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá