Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy

1.3 K

Với giải Câu hỏi trang 42 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 12: Nước biển và đại dương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương

Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy:

- Giải thích hiện tượng thủy triều.

- Cho biết khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng như thế nào.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục b (Thủy triều), quan sát các hình các hình 12.3, 12.4.

Trả lời:

- Hiện tượng thủy triều:

+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

- Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:

+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.

+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.

Lý thuyết Sóng, thủy triều, dòng biển

a. Sóng

- Là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Sơ đồ sóng biển

- Nguyên nhân do gió, gió càng mạnh, sóng càng lớn.

- Sóng thần: Do hoạt động kiến tạo dưới đáy biển tạo nên, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, có thể cao trên 20m.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Sóng thần ở Nhật Bản

b. Thủy triều

- Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hàng ngày

- Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất

- Khi Trái Đất - mặt Trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng thì thuỷ triều lên cao nhất (triều cường)

- Khi trái Đất - mặt Trăng và mặt trời vuông góc với nhau thì thuỷ triều xuống thấp nhất (triều kém)

- Ngoài ra thủy triều còn chịu tác động của khí áp, đường bờ biển

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

c. Dòng biển

- Là các dòng chảy trong các biển, đại dương. Do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, gió trong các biển, đại dương khác nhau.

- Có 2 loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh

- Sự phân bố các dòng biển:

+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao

+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao, chảy về vùng vĩ độ thấp

+ Vùng gió mùa, xuất hiện dòng biển theo mùa

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 41 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày tính chất của nước biển và đại dương....

Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển....

Câu hỏi trang 43 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục c, hình 12.5, hãy:...

Câu hỏi trang 44 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội....

Luyện tập 1 trang 44 Địa lí 10Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối của các biển và đại dương....

Luyện tập 2 trang 44 Địa lí 10Phân biệt ba dạng vận động của nước biển: sóng, thủy triều, dòng biển....

Vận dụng trang 44 Địa lí 10: Tìm hiểu thông tin, cho biết vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta....

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 12: Nước biển và đại dương

Bài 13. Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Bài 15: Sinh quyển

Đánh giá

0

0 đánh giá