Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) lớp 9.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 67 SGK Địa lí 9: Xác định trên hình 18.1 các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất.
Phương pháp giải:
Quan sát nhận dạng đúng kí hiệu nhà máy nhiệt điện và thủy điện, các ngành công nghiệp
Xác định trên bản đồ tên các nhà máy điện và trung tâm công nghiệp tương ứng
Trả lời:
- Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Sơn La (trên sông Đà),Thác Bà, Tuyên Quang.
- Các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương, Phả Lại.
- Các trung tâm công nghiệp:
+ Luyện kim: Thái Nguyên.
+ Cơ khí: Thái Nguyên, Hạ Long.
+ Hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Cung cấp nguồn điện chủ yếu cho miền Bắc và một phần khu vực phía Nam qua đường tải điện 500 kV, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
- Giá trị thủy lợi: hồ chứa nước có vai trò điều tiết nguồn nước vào mùa lũ – cạn giúp hạn chế thiên tai và cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt (đặc biệt hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm, và luyện kim).
- Phát triển du lịch.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Điều hòa khí hậu địa phương.
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?
Phương pháp giải:
- Quan sát kí hiệu cây chè, hồi. Trên bản đồ xác định đúng vị trí các loại cây này cùng với tên địa danh tương ứng.
- Liên hệ các đặc điểm tự nhiên của vùng thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè
Trả lời:
- Địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm chè, hồi :
+ Cây chè: Các tỉnh Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn.
+ Cây hồi: Lạng Sơn.
- Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước nhờ những điều kiện thuận lợi sau:
+ Khí hậu cận nhiệt đới của vùng thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.
+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác trên địa hình đồi trung du thích hợp cho cây chè phát triển.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây chè.
Phương pháp giải:
- Nhận biết kí hiệu các tuyến đường giao thông
- Từ Hà Nội quan sát kĩ để xác định đúng hướng tỏa ra của các tuyến giao thông và điểm kết thúc.
Trả lời:
- Các tuyến đường sắt:
+ Các tuyến đường sắt xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn.
- Các tuyến đường ô tô:
+ Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: quốc lộ 2 Hà Nội – Hà Giang, quốc lộ 3 Hà Nội – Cao Bằng và quốc lộ 1A.
+ Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Lào: quốc lộ 6 (từ Hà Nội qua Hòa Bình, đến thị xã Lai Châu, vòng xuống Điện Biên, sang Lào.)
Trả lời:
- Thái Nguyên: Luyện kim, cơ khí.
- Việt Trì: hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm.
- Hạ Long: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến luơng thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Lạng Sơn: sản xuất hàng tiêu dùng.
- Bắc Giang: hóa chất.
Câu hỏi và bài tập (trang 69 SGK Địa lí 9)
Bài 1 trang 69 SGK Địa Lí 9: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Trả lời:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Năm Tiểu vùng |
1995 |
2000 |
2002 |
Tây Bắc |
320,5 |
541,1 |
696,2 |
Đông Bắc |
6179,2 |
10657,7 |
14301,1 |
Phương pháp giải:
- Kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột (chú ý khoảng cách năm không đều nhau, tên biểu đồ, số liệu, chú giải)
- Nhận xét: so sánh quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất CN giữa 2 tiểu vùng
Trả lời:
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
Lý thuyết Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Phần 2. Kinh tế)
I. Tình hình phát triển kinh tế
a) Công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh:
+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…
- Khai thác khoáng sản: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.
- Chế biến thực phẩm trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.
- Chế biến lâm sản.
=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.
b) Nông nghiệp
- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới).
- Lúa và ngô là cây lương thực chính.
- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.
- Chăn nuôi: vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn.
– Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp.
c) Dịch vụ
- Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng.
- Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng: hoạt động trao đổi hàng hóa truyền thống với các tỉnh biên giới phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.
- Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.
II. Các trung tâm kinh tế
Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng.