Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp:
A. may mặc, giày da.
B. vật liệu xây dựng, điện tử.
C. khai khoáng, thuỷ điện.
D. cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
b) Sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm và tương đối tập trung về quy mô nhờ
A. thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng.
B. điều kiện sinh thái phong phú.
C. truyền thống sản xuất của dân cư.
D. việc giao đất lâu dài cho nhân dân.
c) Các thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long.
B. Yên Bái, Bắc Giang, Cao Bằng,
C. Sơn La, Điện Biên Phủ, Lai Châu.
D. Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái.
Trả lời:
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, thuỷ điện. Chọn: C
b) Sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm và tương đối tập trung về quy mô nhờ điều kiện sinh thái phong phú.
Chọn: B
c) Các thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long.
Chọn: A
a) Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La.
b) Các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, các trung tâm công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long.
c) Các bãi biển: Trà Cổ, Bãi Cháy, vịnh Hạ Long.
Trả lời:
- Các nhà máy thủy điện: Sơn là (Lai Châu), Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Thác Bà (Yên Bái).
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (Quảng Ninh).
- Các trung tâm công nghiệp: Việt Trì (Phú Thọ), Thái Nguyên (Thái Nguyên), Hạ Long (Quảng Ninh).
- Các bãi biển: Trà Cổ, Bãi Cháy, vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, giá trị sản xuất công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước, năm 2010.
b) Nhận xét về quy mô diện tích, dân số, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
- Bước 1: Tính tỉ trọng
Công thức: Tỉ trọng = Đối tượng cần tính/ Tổng * 100 (Đơn vị: %)
Ví dụ: Tỉ trọng diện tích (TDMNBB) = Diện tích (TDMNBB) / Diện tích (Cả nước) *100
= 101437,8 / 331051,4 * 100 = 30,6%
- Bước 2: Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
Từ các biểu đồ trên ta thấy, so với cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ:
- Là vùng có diện tích tương đối lớn chiếm tới 30,6% (gần 1/3 diện tích cả nước)
- Nhưng dân số không đông, chỉ chiếm 14,2%.
Mặt khác, đây lại là khu vực có nền kinh tế khó khăn, các quá trình sản xuất CN diễn ra trong điều kiện địa hình hiểm trở, khí hậu giá lạnh,... dẫn đến giá trị sản xuất theo đó mà rất thấp (chỉ chiếm 5,6% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).
Trả lời:
Tại khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi phát triển các loại hình dịch vụ về du lịch vì:
+ Tài nguyên biển: Vùng biển có các bãi cá, bãi tôm, bờ biển và các đảo có, nhiều cảnh quan đẹp (Vịnh Hạ Long, biển Trà Cổ,...) thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Tài nguyên rừng và hệ sinh thái phong phú, với nhiều cảnh quan đẹp (Sa Pa, hồ Ba Bể…), các vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn), ... Cùng nhiều đồng bào dân tộc với văn hóa đa dạng, các di tích lịch sử như Điện Biên Phủ, Tân Trào,... tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dường, du lịch văn hóa,...
a) Vẽ biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc qua các năm.
b) Nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy:
- Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) của Tây Bắc và Đông Bắc đều tăng trong giai đoạn 1995 - 2010, song GTSXCN của Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc:
+ GTSXCN của Tây Bắc tăng liên tục: 6,3 lần
+ GTSXCN của Đông Bắc tăng liên tục: 26,5 lần.
- Mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về GTSXCN:
Năm 1995 GTSXCN của Đông Bắc cao gấp 19 lần Tây Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.
=> Đây là sự chênh lệch lớn và rõ rệt, phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này sở hữu