Bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo - Nội dung, tác giả, tác phẩm

15.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Gặp lá cơm nếp lớp 7.

Gặp lá cơm nếp - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả Thanh Thảo

Gặp lá cơm nếp | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thành Công.

- Quê quán: huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi.

- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.

- Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

- Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.

- Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.

2. Sự nghiệp

a. Tác phẩm chính

- Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1980), Những ngọn sóng mặt trời (1994), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)...

b. Phong cách nghệ thuật

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

- Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mỹ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

Sơ đồ tư duy về tác giả Thanh Thảo:

Gặp lá cơm nếp | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tìm hiểu tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Dấu chân qua tràng cỏ

b. Bố cục Gặp lá cơm nếp 

c. Thể loại

Văn bản Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại: thơ năm chữ

d. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt của văn bản Gặp cơm lá nếp là biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung của văn bản Gặp lá cơm nếp 

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Gặp lá cơm nếp 

- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm

- Cách gieo vần liền đặc sắc

- Nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu

Sơ đồ tư duy về văn bản Gặp lá cơm nếp:

Gặp lá cơm nếp | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Mùi hương xôi nếp trong nỗi nhớ hiện lên trên đường hành quân của người lính:\

+ Tác giả đã xa nhà nhiều năm → Nhớ nhà, thèm bát xôi mùa nếp thơm mùa gặt

+ Nhìn thấy khói bay phía xa → Cảm nhận được mùi hương xôi nếp 

+ Mùi xôi “lạ lùng”: mùi thơm đến lạ, vừa quen thuộc, vừa lạ lùng vì đã quá lâu chưa được thử.

- Mùi xôi khiến tác giả - nhân vật con nhớ đến mẹ:

+ Thắc mắc mẹ ở đâu lúc này

+ Nhớ hình ảnh mẹ nhặt lá, đun bếp, thổi xôi 

+ Cảm giác hương thơm lan tỏa đến tận bước chân người lính

→ Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh của mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.

2. Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

Gặp lá cơm nếp - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Tác giả coi mùi hương cơm nếp chính là mùi vị quê hương

→ Hạt gạo chính là biểu tượng cho làng quê Việt Nam, không chỉ là mùi vị quê hương của tác giả mà còn của tất cả người lính xa quê, tất cả người con Việt Nam.

- Nỗi nhớ thương được đặt trong sự so sánh đặc biệt: Mẹ già và đất nước

→ Tình yêu mẹ, yêu gia đình được người lính đặt cùng với lòng yêu quê hương, mong muốn bảo vệ đất nước.

→ Người lính chiến đấu từng ngày để đổi lấy tự do cho đất nước, đổi lấy cuộc sống tự do cho quê hương, trở về với mẹ già, với bếp củi, mùi xôi nếp thân thương.

- Hai câu thơ cuối: Người lính quay về tới hiện tại

+ Cảm nhận được mùi hương của cây nhỏ trên đường hành quân 

+ “Thơm mãi”: mùi hương vương vấn, ngào ngạt như nỗi nhớ da diết của tác giả.

IV. Bài thơ Gặp lá cơm nếp

Xa nhà đã mấy năm
Thèm bát xôi mùa gặt
Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng.

Mẹ ở đâu chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.

Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương.
Cây nhỏ lòng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi...

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá