CH3COOC2H5 ra C2H5OH | CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH

1. Phương trình phản ứng hóa học

            CH3COOC2H5 + H2O → C2H5OH + CH3COOH

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm C2H5OH (rượu etylic) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), CH3COOH (acid acetic) (trạng thái: dung dịch) (màu sắc: không màu), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), CH3COOC2H5 (Etyl axetat) (trạng thái: lỏng), biến mất.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ, có mặt H+ (H2SO4,...)

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

CH3COOC2H5 bị thuỷ phân trong môi trường axit khi tác dụng với nước với điều kiện có nhiệt độ và có mặt H+.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của CH3COOC2H5

a.Phản ứng thủy phân trong mỗi trường axit

   CH3COOC2H5 + H-OH Tính chất hóa học của Etyl axetat CH3COOC2H5 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng CH3COOH + C2H5OH

b. Phản ứng thủy phân trong mỗi trường kiềm

   CH3COOC2H5 + NaOH Tính chất hóa học của Etyl axetat CH3COOC2H5 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng CH3COONa + C2H5OH

c. Phản ứng đốt cháy

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O

   CH3COOC2H5 + 5O2 → 4CO2 + 4H2O

5.2. Tính chất hóa học của H2O

Tính chất hóa học của nước trong chương trình hóa 8 được thể hiện qua 3 điểm sau đây.

Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho CH3COOC2H5 thủy phân trong môi trường acid.

7. Bạn có biết

- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tử C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Este E là:

A. propyl fomat.

B. etyl axetat.

C. isopropyl fomat.

D. metyl propionat.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

X là C2H5OH

Y là CH3COOH

Este ban đầu là CH3COOC2H5. Từ X lên men giấm tạo ra Y.

CH3COOC2H5+ H2O → CH3COOH (Y) + C2H5OH (X)

C2H5OH + O2→ CH3COOH + H2O

Câu 2. Để điều chế phenyl axetat có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. CH3COOH + C6H5OH → CH3COOC6H5 + H2O

B. CH3OH + C6H5COOH → C6H5COOCH3 + H2O

C. (CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

D. CH3COOH + C6H5Cl → CH3COOC6H5 + HCl

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Các este chứa gốc phenyl không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.

(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

Câu 3. Cho các nhận định sau:

(a) Este có nhiệt độ sôi cao hơn ancol và thấp hơn axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.

(b) Một số este có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ, pha sơn, …

(c) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.

(d) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(e) Dầu mỡ để một thời gian dài ngoài không khí vẫn an toàn khi sử dụng.

Số nhận định đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

(a) Sai, vì nhiệt độ sôi của este thấp hơn so với ancol, axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.

(b) Đúng, đây là ứng dụng của este.

(c) Đúng, vì hiđro hóa hoàn toàn chất béo không no ở dạng lỏng sẽ thu được chất béo no ở dạng rắn.

(d) Đúng, đây là tính chất vật lí của chất béo.

(e) Sai, vì dầu mỡ để một thời gian ngoài không khí sẽ bị ôi thiu, ảnh hưởng đến chất lượng, gây hại cho người sử dụng.

⟹ 3 nhận định đúng

Câu 4. Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:

A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với gốc R và R’

B. Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng nhóm -OR'.

C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic

D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Khi ta thay thế nhóm (-OH) ở nhóm cacboxyl (COOH) của axit cacboxylic bằng gốc (-OR') thì thu được este

Câu 5. Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được:

A. axit axetic và ancol vinylic

B. natri axetat và ancol vinylic

C. natri axetat và anđehit axetic

D. axit axetic và anđehit axetic

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3-CH=O

Câu 6. Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5)

Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?

A. 1 , 2 , 4 , 5

B. 1 , 2 , 4

C. 1 , 2 , 3

D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 7. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là:

A. C3H5COOH.

B. CH3COOH.

C. HCOOH.

D. C2H5COOH.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 8. Có thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOC2H5 bằng:

A. CaCO3.

B. AgNO3.

C. H2O.

D. Dung dịch Br2

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Do HCOOCH3 có nhóm CHO nên có khả năng phản ứng tráng bạc, điều mà CH3COOC2H5 không có.

Câu 9. Để điều chế este của phenol, ta có thể dùng phản ứng giữa phenol với:

A. Axit cacboxylic

B. Anhiđrit axit

C. Halogenua axit

D. Anhiđrit axit hoặc halogenua axit

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 10. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A. 3,28 gam

B. 10,4 gam

C. 8,56 gam

D. 8,2 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Theo đề bài ta có

nEste = 8,8 : 88 = 0,1 mol và nNaOH = 0,2 . 0,2 = 0.04 mol

CH3COOC2H5 + NaOH→ C2H5OH + CH3COONa

0,1 → 0,04 → 0,04

=> mrắn = mCH3COONa = 0,04 . 82 = 3,28 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá