Giải Sinh học 10 trang 152 Chân trời sáng tạo

749

Với Giải Sinh học 10 trang 152 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 152 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 6 trang 152 Sinh học 10: Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?

Hướng dẫn giải:

Trong quá trình lây truyền, sau nhiều lần virus nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của chúng có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gene ban đầu, tạo ra các biến thể mới. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng, do đó xác suất đột biến rất cao và có thể tạo ra rất nhiều biến thể.

Trả lời:

Biến thể của virus là các dạng đột biến của virus so với bộ gene ban đầu. Virus có nhiều biến thể vì sự nhân lên nhanh chóng của chúng làm xác suất đột biến của chúng rất cao, bên cạnh đó virus RNA có tỉ lệ đột biến rất cao, do khi sao chép chúng không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, do đó chúng có khả năng tạo ra biến thể nhiều hơn.

Câu hỏi 7 trang 152 Sinh học 10: Quan sát Hình 31.4, hãy cho biết các biến thể của SARS-COV-2 khác nhau ở điểm nào?

Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Hướng dẫn giải:

Quan sát hình 31.4 và đưa ra câu trả lời

Trả lời:

Các biến thể của SARS-COV-2 khác nhau ở gene S quy định protein gai trên lớp vỏ ngoài của virus.

Luyện tập trang 152 Sinh học 10: Vi sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ?

Hướng dẫn giải:

Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào vật chủ, do đó virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Khi hệ gene của virus bị biến đổi thì có thể kéo theo kháng nguyên bề mặt của biến thể mới cũng thay đổi.

Trả lời:

Khi các biến thể mới nhiễm vào cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng, nên các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ.

II. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương

Vận dụng trang 152 Sinh học 10: Điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương và tuyên truyền phòng chống bệnh.

Hướng dẫn giải:

Các nhóm dựa vào đề tài và các bước đã được gợi ý trong sách để thực hiện dự án về sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Một số nội dung cần tìm hiểu gồm:

- Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh do virus gây ra ở địa phương em:

+ Tên bệnh, loại virus gây bệnh.

+ Con đường, các phương thức lây bệnh.

+ Các triệu chứng mắc bệnh.

+ Di chứng sau khi nhiễm virus.

+ Các loại thuốc, vaccine để phòng chống bệnh.

- Sản phẩm tuyên truyền: Sản phẩm tuyên truyền có thể dưới dạng khẩu hiệu, banner, tranh vẽ,....

Trả lời:

Ví dụ về nội dung kết quả điều tra về bệnh do virus gây ra:

(1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người:

+ Tên bệnh: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SAS - CoV- 2 gây ra

+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh lây qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện; khi tiếp xúc gián tiếp như chạm vào đồ vật chứa virus rồi đưa lên mắt, mùi miệng; hít vào không khí khi ở gần người nhiễm bệnh.

+ Các triệu chứng mắc bệnh:

Triệu chứng thường gặp: Sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác.

Triệu chứng ít gặp: đau mỏi, tiêu chảy, mẩn đỏ hoặc ngứa.

Triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, mất khả năng nói hay cử động, dễ lú lẫn, đau ngực

+ Di chứng sau khi nhiễm virus: Khó thở hoặc hụt hơi, ho, sốt, mệt mỏi, mất giọng hoặc khàn giọng, rụng tóc, khó ngủ, rối loạn nội tiết,....

(2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật:

+ Tên bệnh: Bệnh dại do virus dại (Rabies virus) gây nên.

+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương.

+ Các triệu chứng mắc bệnh: Bệnh không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh, cho đến khi có những dấu hiệu đầu tiên thì sau 2-10 ngày sẽ chết, khả năng sống sót cực kì hiếm.

Ở giai đoạn đầu, cơ thể bị đây đầu và sốt. Dần dẫn xuất hiện các tổn thương của não dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc và hành vi, sợ nước, mất cân bằng, mất ngủ, mê sảng hoang tưởng và hôn mê.

+ Di chứng sau khi nhiễm virus: Động vật và con người bị bệnh rất hiếm có thể sống sót, những người sống sót bị tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, dẫn đến thiểu năng trí tuệ

(3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật:

+ Tên bệnh: Bệnh lùn xoăn lá lúa do Rice ragged stunt virus (RRSV).

+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Do trung gian truyền bệnh là rầy nâu có chứa virus chích vào cây, làm cây nhiễm bệnh.

+ Các triệu chứng mắc bệnh:

Gây hiện tượng nghẹn đòng, bông lúa không trổ được, đâm chồi ra từ đốt thân bệnh của cây, lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá. Bụi lúa to ra và không trổ bông được nên có cảm giác bị lùn xuống.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 148

Giải Sinh học 10 trang 150

Giải Sinh học 10 trang 154

Đánh giá

0

0 đánh giá