Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 31: Virus gây bệnh
A. Truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể đa bào.
B. Truyền từ mô này sang mô khác trong cơ thể đa bào.
C. Truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác.
D. Truyền từ mẹ sang con.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Phương thức truyền ngang ở virus là phương thức lây truyền virus từ cá thể này sang cá thể khác.
- Phương thức truyền dọc ở virus là phương thức lây truyền virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con.
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết.
D. Đường tình dục.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Virus SARS-CoV-2 lây lan qua đường hô hấp: Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải.
A. Đường hô hấp.
B. Đường tiêu hóa.
C. Đường tình dục.
D. Đường máu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Một người bị chó dại cắn, virus dại sẽ theo vết cắn đi vào cơ thể bằng con đường máu. Sau đó, virus di chuyển theo hệ thần kinh vào tủy sống và não, phá hủy các trung khu thần kinh trong đại não, gây ra trạng thái điên dại ở động vật và người.
A. Do tế bào thực vật có vách cellulose dày, virus không thể tự xâm nhập được.
B. Do tế bào thực vật không có các thụ thể phù hợp với các phân tử bề mặt của virus.
C. Do virus không bám vào được bề mặt tế bào thực vật.
D. Do virus bị ức chế bởi các chất trên vách cellulose của tế bào thực vật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Do tế bào thực vật có vách cellulose dày, virus không thể tự xâm nhập được. Bởi vậy, virus chỉ lây nhiễm từ cây này sang cây khác khi cơ thể bị thương do dụng cụ lao động hay vết cắn của côn trùng.
A. lúa vừa bị bệnh ở lá vừa bị bệnh ở bông.
B. lúa vừa bị bệnh lá vừa bị bệnh ở rễ.
C. lúa bị nhiễm virus 2 lần (nhiễm do côn trùng cắn và nhiễm do côn trùng làm vector).
D. lúa vừa bị côn trùng phá hoại vừa thiệt hại do virus.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Côn trùng làm vector truyền virus gây bệnh vàng lùn ở lúa dẫn đến thiệt hại kép: lúa vừa bị côn trùng phá hoại vừa thiệt hại do virus. Khi bị bệnh vàng lùn, cây lúa bị nghẹn đòng, bông lúa không trổ được, đâm chồi ra từ đốt thân bên của cây, lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá.
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Virus Rota và virus viêm gan B là virus lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus Rota và virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp như ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
(1) Ăn uống đủ chất.
(2) Xét nghiệm các bệnh do virus gây ra.
(3) Chữa khỏi bệnh do virus gây ra (nếu có).
(4) Bổ sung thuốc chứa sắt (iron), calcium.
(5) Tiêm vaccine phòng các bệnh do virus gây ra.
A. (1), (2), (5).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (3), (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để phòng chống virus lây truyền từ mẹ sang con, trước khi mang thai, người mẹ cần thực hiện các biện pháp như:
(2) Xét nghiệm các bệnh do virus gây ra.
(3) Chữa khỏi bệnh do virus gây ra (nếu có).
(5) Tiêm vaccine phòng các bệnh do virus gây ra.
A. Hệ gene của virus không được bảo vệ trong nhân nên dễ bị tác động bởi các nhân tố gây đột biến.
B. Hệ gene của virus mẫn cảm với các chất hóa học tạo ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào nên dễ bị đột biến.
C. Quần thể virus có khả năng lây nhiễm qua nhiều vật chủ khác nhau nên khả năng tạo đột biến là rất cao.
D. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng do đó xác suất đột biến rất cao.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng do đó xác suất đột biến rất cao. Bởi vậy, virus có khả năng tạo ra nhiều biến thể.
A. Virus RNA không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, nên có tỉ lệ đột biến cao hơn.
B. Virus RNA chứa hệ gene nhỏ nên dễ xảy ra đột biến hơn virus DNA.
C. Virus RNA có khả năng biến đổi hình thái dễ dàng hơn do chúng có lớp vỏ ngoài.
D. Virus RNA có thể điều khiển hệ gene của vật chủ để làm biến đổi gai glycoprotein.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Virus nói chung và đặc biệt là những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa chữa.
A. Vì các biến thể mới có khả năng nhân đôi, lây truyền nhanh hơn trong cơ thể vật chủ, làm cho vật chủ nhiễm bệnh nặng hơn.
B. Vì biến thể mới có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, nên cơ thể không sản xuất được kháng thể mới.
C. Vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng đối với các biến thể mới.
D. Vì cơ thể đang tập trung tổng hợp kháng thể diệt biến thể cũ, thiếu nguyên liệu để tổng hợp kháng thể mới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các biến thể mới của virus nhiễm vào cơ thể thường rất nguy hiểm vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng đối với các biến thể mới.
Lời giải:
Một số bệnh do virus gây ra ở người:
Lời giải:
Một số bệnh do virus gây ra ở động vật:
Bài 31.13 trang 97 sách bài tập Sinh học 10: Hãy kể tên một số biến thể của SARS-CoV-2.
Lời giải:
Một số biến thể của SARS-CoV-2:
Lời giải:
- Học sinh tự thiết kế poster tuyên truyền theo các tiêu chí sau:
- Ví dụ:
Lời giải:
- Tải lượng virus là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh.
- Ý nghĩa của tải lượng virus trong việc phòng chống lây nhiễm các bệnh do virus gây ra: Tải lượng cao có nghĩa là số lượng virus nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Dựa vào tải lượng virus, chúng ta có thể dự đoán khả năng lây nhiễm để chủ động phòng tránh. Ở ngưỡng nhất định của tải lượng virus, nó không có khả năng lây nhiễm sang cá thể khác.
- Tải lượng virus cao, thấp trong xét nghiệm SARS-CoV-2 thường được biết thông qua giá trị CT của RT-PCR. Tuy nhiên, với việc làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, chúng tá vẫn có thể phỏng đoán phần nào tải lượng virus thông qua giai đoạn bệnh.
Lời giải:
Các giai đoạn nhiễm virus SARS-CoV-2:
- Giai đoạn phơi nhiễm: Người bệnh mới tiếp xúc với SARS-CoV-2. Giai đoạn này xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không thể phát hiện.Thời gian của giai đoạn này có thể từ 24 – 48 giờ tính từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn mà khả năng lây lan của virus là cao nhất vào thời điểm ngày thứ 5, thứ 6. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến ngày thứ 10. Tải lượng virus sẽ giảm dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Nếu quan sát kết quả xét nghiệm nhanh, chúng ta thấy vạch T sẽ nhạt màu dần so với vạch C.
- Giai đoạn hậu lây nhiễm và phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu sau ngày thứ 10, là giai đoạn mà ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không phát hiện được virus, đồng nghĩa với việc lúc này người nhiễm sẽ không còn khả năng lây lan. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh lúc này sẽ cho kết quả âm tính.
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Sinh học 10: Ôn tập chương 5
Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
SBT Sinh học 10: Ôn tập chương 6