Giải Sinh học 10 trang 134 Kết nối tri thức

1.3 K

Với Giải Sinh học 10 trang 134 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 trang 134 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 134 Sinh học 10Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên những cơ sở khoa học nào?

Phương pháp giải:

Việc ứng dụng VSV trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học của chúng như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người, đa dạng về di truyền, phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng.

Lời giải:

Việc ứng dụng VSV trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học của chúng như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.

+ Kích thước hiển vi: VSV có kích thước rất nhỏ bé, dao động 0,2 µm tới hơn 700 µm và chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.

+ Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh: do kích thước nhỏ bé nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) của cơ thể sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng.

+ Tổng hợp và phân giải các chất nhanh chóng: sử dụng VSV trong công nghiệp và nghiên cứu có thể thu được sản lượng rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Đa dạng di truyền: tốc độ sinh sản nhanh, tốc độ đột biến lớn, khả năng tái tổ hợp di truyền và lịch sử tiến hóa lâu dài nên VSV có độ đa dnagj di truyền rất lớn.

+ Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng: VSV có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường và đa dạng về hình thức dinh dưỡng.

Câu hỏi 2 trang 134 Sinh học 10Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Nêu một số ví dụ minh họa cho từng lĩnh vực.

Phương pháp giải:

Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong các lĩnh vực như: trong nông nghiệp, trong chế biến thực phẩm, trong y dược, trong xử lí chất thải.

Lời giải:

- Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong các lĩnh vực như: trong nông nghiệp, trong chế biến thực phẩm, trong y dược, trong xử lí chất thải.

- Ví dụ minh họa cho từng lĩnh vực:

+ Trong nông nghiệp: sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất và không gây ô nhiễm môi trường như phân hóa học; một số VSV có khả năng ức chế sự phát triển của sâu bệnh được ứng dụng sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.

+ Trong chế biến thực phẩm: sử dụng nấm men rượu lên men tinh bột thành rượu ethylic; sữa chua và pho mát đều là sản phẩm của lên men vi khuẩn lactic.

+ Trong y dược: các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon. Ngoài ra, VSV còn được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh bằng kĩ thuật PCR.

+ Trong xử lý chất thải: sử dụng VSV phân hủy dầu để xử lí sự cố dầu trên biển, sản xuất bột giặt nhờ các enzyme phân giải dầu mỡ của VSV; chất thải chăn nuôi có thể được thu gom lại vào các bể kín được phân giải bởi các Archaea sinh methane tạo khí biogas dùng làm chất đốt cho gia đình.

Câu hỏi 3 trang 134 Sinh học 10Việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên những cơ sở khoa học nào?

Phương pháp giải:

Việc ứng dụng VSV trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học là sự phân giải các chất của VSV cụ thể là protein.

Lời giải:

- Việc ứng dụng VSV trong sản xuất nước tương, nước mắm dựa trên cơ sở khoa học là sự phân giải các chất của VSV cụ thể là protein.

- Trong làm tương và nước mắm, người ta không sử dụng cùng một loại vi sinh vật vì nguyên liệu chính để làm tương và nước nắm khác nhau:

    + Tương: nguyên liệu chính là đậu nành chứa prôtêin thực vật.

    + Nước mắm: nguyên liệu chính là cá chứa prôtêin động vật.

Do đó cần các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân giải prôtêin thực vật và động vật tạo thành tương và nước mắm: đạm trong tương từ đậu nành; đạm trong mắm từ cá.

Xem thêm các bài giải Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Sinh học 10 trang 131

Giải Sinh học 10 trang 132

Giải Sinh học 10 trang 136

Giải Sinh học 10 trang 137

Đánh giá

0

0 đánh giá