Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

13.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

I. Vai trò của vi sinh vật

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 1)

 

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, vi sinh vật cũng đem đến những tác hại đáng kể cho con người.

  • Nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người (lao, uốn ván, nhiễm trùng huyết …).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 2)
  • Gây nhiều bệnh cho vật nuôi và cây trồng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 3)
  • Gây hỏng thực phẩm, đồ dùng dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 4)

  • Tập hợp lại với nhau thành màng sinh học (biofilm) bám trên bề mặt thiết bị công nghiệp, đồ dùng nhà bếp … làm tắc nghẽn đường ống, cản trở sản xuất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 5)

II. Ứng dụng của vi sinh vật

1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật:

Dựa trên các đặc điểm sinh học của vi sinh vật như:

  • Kích thước hiển vi

  • Sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh

  • Tổng hợp và phân giải các chất nhanh

  • Đa dạng về di truyền

  • Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng

2. Ứng dụng:

a) Trong nông nghiệp:

Một số loại vi sinh vật có khả năng cố định N2 khí quyển thành NH3 giúp tăng đạm cho đất, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 6)

 

Một số vi sinh vật tiết chất kích thích tăng trưởng, polysaccharide hay chất kháng sinh giúp cây sinh trưởng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 7)

 

Một số vi sinh vật ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng được sử dụng thay thuốc trừ sâu hóa học, không gây hại môi trường.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 8)

b) Trong chế biến thực phẩm:

Bia, bánh mì, rượu nhờ quá trình lên men của nấm, sữa chua là sản phẩm lên men của vi khuẩn lactic.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 9)
 
c) Trong y dược:

Sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học, vaccine, amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics … 

Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, COVID 19, …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 10)

d) Trong xử lí chất thải:

Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người ứng dụng vào việc xử lí ô nhiễm môi trường.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 12)

 

III. Một số thành tựu và triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai

1. Thành tựu:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 13)

2. Triển vọng:

Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Những nghiên cứu vi sinh vật mở ra nhiều hướng ứng dụng mới có giá trị với mọi mặt đời sống con người. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 14)

 

3. Các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật:

Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan: công nghiệp thực phẩm, nghiên cứu sản xuất rượu, bia, công nghiệp dược phẩm …

Sơ đồ tư duy vai trò và ứng dụng của vi sinh vật:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật (ảnh 15)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Câu 1: Trong nuôi cấy liên tục, không xảy ra pha suy vong vì

A. thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

B. thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được.

C. thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được.

D. thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

Đáp án đúng là: D

Trong nuôi cấy liên tục, không xảy ra pha suy vong vì thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.

Câu 2: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

A. 1024.

B. 1240.

C. 1420.

D. 200.

Đáp án đúng là: A

3 giờ 20 phút = 200 phút.

Cứ 20 phút vi khuẩn E. coli lại phân đôi một lần → Số lần phân chia của tế bào vi khuẩn E. coli trong 3 giờ 20 phút là: 200 : 20 = 10 → Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 210 = 1024.

Câu 3:Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là

A. những chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật với hàm lượng rất ít nhưng vi sinh vật không thể tự tổng hợp được.

B. những chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật với hàm lượng rất nhiều nhưng vi sinh vật không thể tự tổng hợp được.

C. những chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật với hàm lượng rất nhiều và vi sinh vật có thể tự tổng hợp được.

D. những chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật với hàm lượng rất ít và vi sinh vật có thể tự tổng hợp được.

Đáp án đúng là: A

Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là những chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật với hàm lượng rất ít nhưng vi sinh vật không thể tự tổng hợp được.

Câu 4: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

A. Vì sữa chua có độ ẩm cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

B. Vì sữa chua có pH thấp nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

C. Vì sữa chua có áp suất thẩm thấu cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

D. Vì sữa chua có nhiệt độ bảo quản cao nên ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Đáp án đúng là: B

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic → Độ pH thấp của sữa chua đã ức chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Câu 5: Hình thức sinh sản nào sau đây không xuất hiện ở vi sinh vật?

A. Sinh sản sinh dưỡng.

B. Phân đôi.

C. Hình thành bào tử.

D. Nảy chồi.

Đáp án đúng là: A

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản có ở thực vật nhưng không xuất hiện ở vi sinh vật.

Câu 6: Trong quá trình tổng hợp polysaccharide của vi sinh vật, chất khởi đầu là

A. acid amin.

B. đường glucose.

C. ADP.

D. ADP – glucose.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình tổng hợp polysaccharide, chất khởi đầu là ADP – glucose.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?

A. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.

B. Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.

C. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.

D. Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.

Đáp án đúng là: B

B. Sai. Con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật là con đường quang hợp.

Câu 8: Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiến hành phân giải chất hữu cơ có kích thước lớn bằng phương thức nào sau đây?

A. Phân giải ngoại bào.

B. Phân giải nội bào.

C. Phân giải ngoại bào và phân giải nội bào.

D. Không có phương thức phân giải.

Đáp án đúng là: C

Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiến hành phân giải chất hữu cơ có kích thước lớn bằng phương thức tiết các enzyme ra bên ngoài tế bào để phân giải chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản (phân giải ngoại bào) rồi mới hấp thụ chúng vào trong tế bào để phân giải tiếp theo nhiều con đường khác nhau (phân giải nội bào).

Câu 9: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vât được đánh giá thông qua

A. sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể.

B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.

C. sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể.

D. sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.

Đáp án đúng là: B

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vât được đánh giá thông qua sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể.

Câu 10: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng

A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât.

B. số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi.

C. quần thể vi sinh vật bị suy vong.

D. số vi sinh vật tăng lên theo cấp số nhân.

Đáp án đúng là: C

Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyên hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm (quần thể vi sinh vật bị suy vong).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Bài 24: Khái quát về virus

Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Đánh giá

0

0 đánh giá