Giáo án KHTN 7 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Từ trường (năm 2023) | Khoa học tự nhiên 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 7 Bài 19: Từ trường sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 19: Từ trường

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 03 tiết

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường.

- Tạo ra được từ phổ bằng mạ sắt xung quanh các nam châm.

- Vẽ được đường sức từ của một dạng nam châm.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ý nghĩa của từ trường, từ phổ, đường sức từ.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu cách xác định từ phổ, đường sức từ của những dạng nam châm khác nhau.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác định các cực và độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong từ trường.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.

- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.

- Có niềm say mệ, hứng thú, thích tìm tời, khám phá, đặt câu hỏi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.

- Đoạn video;

- Phiếu học tập;

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 thanh nam châm thẳng; 1 kim nam châm; đế gắn nam châm; 1 bộ TN từ phổ của thanh nam châm.

- Đoạn video: thí nghiệm từ phổ - hình dạng đường sức từ của nam châm chữ U: https://youtu.be/hCZoSyOxFxY

2. Học sinh

- Ôn lại bài cũ.

- Đọc trước bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu

Sau hoạt động này, học sinh có thể:

- Phân tích được các dữ kiện của thí nghiệm: khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút.

- Xác định và phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện.

b. Nội dung

- Học sinh di chuyển vào các nhóm đã được chọn, bầu nhóm trưởng, ghi nhận thông tin của các thành viên trong nhóm.

- Thảo luận nhóm, phân tích các dữ kiện của thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.

c. Sản phẩm: Trả lời câu hỏi phân tích thí nghiệm: Vì nam châm có thể hút các vật có tính chất từ.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV làm thí nghiệm đưa một vật bằng sắt đến gần nam châm rồi đặt câu hỏi: Vì sao khi đưa các vật liệu từ gần nam châm thì xuất hiện lực hút?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày câu trả lời của nhóm mình.

GV nhận xét đáp án của HS.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Chúng ta đã học các loại lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc ở KHTN 6, vậy vì sao không tiếp xúc nhưng nam châm vẫn tác dụng lực được. Vậy vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất gì?

Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Nhận biết từ trường của thanh nam châm, dây dẫn mang dòng điện

a. Mục tiêu

Sau hoạt động này, học sinh có thể:

- Biết không gian xung quanh nam châm tồn tại từ trường.

- Biết được xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường.

b. Nội dung

1. HS thực hiện thí nghiệm về tương tác giữa hai nam châm

- Lắng nghe yêu cầu thực hiện thí nghiệm. Đọc kĩ, tìm hiểu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm. Nhận dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ, sử dụng tốt.

- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi nhận kết quả.

- GV giúp HS chính xác hóa lại kiến thức, thông báo nội dung kết luận, cho học sinh ghi chép kiến thức vào vở.

2. HS làm việc với SGK, quan sát thí nghiệm Oersted GV trình chiếu để nhận biết được vùng không gian bao quanh dây dẫn có từ trường.

3. HS thảo luận và phát biểu kiến thức cần nghiên cứu ở phiếu học tập 1, ghi nhận lại kiến thức cần học vào vở.

c. Sản phẩm

- Đáp án phiếu học tập 1.

- Vở ghi nhận kết quả thí nghiệm, nội dung kiến thức cần học.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước như SGK H 19.1.

- GV trình chiếu thí nghiệm Hans Christian Oersted như SGK để HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi (tùy vào trang thiết bị thí nghiệm của nhà trường nếu đủ, hoặc có thể cho làm nhóm) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

- HS quan sát vị trí của nam châm khi khóa K mở (không có dòng điện) và khi khóa K đóng (có dòng điện), để từ đó khng định xung quanh dây dẫn mang dòng điện cũng tồn tại từ trường tác dụng lên các vật có từ tính. Từ hai thí nghiệm trên, bằng phương pháp so sánh HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.

- GV mở rộng: MRI (Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ, sử dụng từ trường rất mạnh được tạo nên bởi dòng điện để chụp các chi tiết bên trong cơ thể. Từ trường này có thể gây nên các rủi ro như làm hỏng các thẻ từ, các thiết bị điện tử, …

1. Từ trường

a. Nhận biết từ trường của thanh nam châm

Khi đặt kim nam châm lại gần thanh nam châm ta thấy, nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

b. Nhận biết từ trường của dây dẫn mang dòng điện

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ).

- Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 19: Từ trường

Để mua Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá