Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình CH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n
1. Phương trình phản ứng hóa học
CH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n
2. Cách thực hiện phản ứng điều chế cao su buna
Trùng hợp cao butadien.
Cao su Buna là gì?
Cao su Buna hay Polybutadiene (viết tắt là BR), còn được gọi là cao su BR, Buna-N, Buna-S. Ngoài ra còn có các tên gọi khác phụ thuộc vào chất độn được sử dụng trong quá trình trùng hợp.
Được sản xuất từ quá trình trùng hợp của các phân tử monome 1,3-butadien.
Mang những đặc điểm nổi bật của cao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.
3. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.
Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm (-CH2-CH=CH-CH2-)n (cao su buna) (trạng thái: rắn) (màu sắc: đen), được sinh ra
Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia C4H6 (but-2-in) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), biến mất.
4. Tính chất hóa học của ankađien
4.1. Phản ứng cộng của ankađien
Ankadien có 2 liên kêt đôi C=C nên ankađien có thể tham gia phản ứng cộng theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc 1:2.
a. Cộng H2: (Điều kiện phản ứng là Ni, to) theo tỉ lệ 1:2 tạo ra hợp chất no là ankan.
CH2=CH-CH=CH2+ 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
Tổng quát: CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2
b. Cộng dung dịch Br2
Cộng theo tỉ lệ 1:1 (cộng vào vị trí 1,2 và 1,4) Sản phẩm cộng còn lại 1 liên kết đôi.
Ở nhiệt độ -80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2
CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → CH2Br - CHBr - CH=CH2
Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4
CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → CH2Br - CH=CH - CH2Br
Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no
CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 → CH2Br - CHBr - CHBr - CH2Br
Tổng quát: CnH2n-2+ 2Br2 → CnH2nBr4
c. Cộng hidro halogenua
Cộng theo tỉ lệ 1:1 (cộng vào vị trí 1,2 và 1,4) Sản phẩm cộng còn lại 1 liên kết đôi.
Ở nhiệt độ -80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CHCl-CH=CH2
Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CH2Cl
Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no
CH2=CH-CH=CH2 + 2HBr → CH3-CHBr-CHBr-CH3
4.2. Phản ứng trùng hợp
Các phản ứng trùng hợp chủ yếu xảy ra theo kiểu 1,4.
5. Tính chất vật lí của ankadien
Butađien là chất khí, isopren là chất lỏng (nhiệt độ sôi = 34°C). Cả 2 chất đều không tan trong nước, nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như: rượu, ete.
Nhận biết: butađien và isopren làm mất màu nước brom.
6. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ: to
- Xúc tác: xt, p
7. Cách thực hiện phản ứng
- Trùng phân C4H6.
8. Bạn có biết
- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ C4H6 (but-2-in) ra (-CH2-CH=CH-CH2-)n (cao su buna)
9. Bài tập liên quan
Câu 1: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và bông.
B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. tơ tằm và bông.
D. tơ visco và tơ axetat.
Bông là tơ thiên nhiên → A sai.
+ Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.
+ tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) → D sai.
Câu 2: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl
B. CH3CH=CH2
C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
Câu 3: Khi đun phenol với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch:
A. Phân nhánh.
B. Không phân nhánh.
C. Không gian ba chiều.
D. Hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành
C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
B. Tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...
C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.
Tơ nhân tạo được tổng hợp từ những polime tự nhiên => B sai
Tơ visco, tơ axetat đều là tơ nhân tạo => C sai
Tơ tằm là tơ thiên nhiên => D sai
Câu 6. Đun nóng phenol điều kiện thích hợp với chất nào sau đây để tổng hợp nhựa phenol fomanđehit
A. CH3COOH trong môi trường axit.
B. HCOOH trong môi trường axit.
C. HCHO trong môi trường axit.
D. CH3CHO trong môi trường axit.
Đáp án C
Nhựa phenol fomanđehit có 3 dạng:
Nhựa novolac: Cho phenol dư tác dụng HCHO trong môi trường acid thu nhựa novolac (mạch thẳng).
Nhựa Rezol: đun nóng phenol và HCHO tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm thu nhựa Rezol (mạch thẳng).
Nhựa Rezit: khi đun nóng nhựa Rezol ở 150oC thu nhựa có cấu trúc không gian gọi là nhựa Rezit.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột, xenlulozo, protein là các polime có nguồn gốc từ thiên nhiên
B. Saccarozo. protein, tinh bột là các polime có nguyên gốc từ thiên nhiên
C. Protein, polietilen, cao su thiên nhiên là các polime tổng hợp
D. Protein, polietilen, cao su buna là các polime tổng hợp
Câu 8. Các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S trong các dãy chất dưới đây là:
A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.
Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren
nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n
Câu 9. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
A. poli (metyl metacrylat).
B. poli (etylen terephtalat).
C. polistiren.
D. poliacrilonitrin.
Câu 10. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
A. Poli(etylen terephtalat)
B. Protein
C. Nilon-6,6
D. Poli(vinyl clorua)
Poli (etylen terephtalat), protein, nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.
Poli (vinyl clorua) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
Câu 11. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng:
A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.
B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.
C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.
D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Đáp án D
Câu 12. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Đáp án B
Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren
nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −[CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2]−n
Câu 13. Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng
A. trùng hợp
B. trùng ngưng
C. cộng hợp
D. phản ứng thế
Đáp án A
Trùng hợp Buta-1,3-đien được cao su buna.
nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
Câu 14. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về sự lưu hóa cao su?
A. Bản chất quá trình lưu hóa cao su là tạo ra những cầu nối (-S-S-)
B. Cao su lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như bền đối với nhiệt đàn hồi hơn lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ
C. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạng không gian
D. Nhờ sự lưu hóa mà cao su có những tính chất vật lí hơn cao su thô như: tính đàn hồi, tính dẻo, bền với tác động của môi trường
Đáp án D
Câu 15. Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?
A. CH2=C(CH3)CH=CH2
B. CH3- C(CH3)=C=CH2
C. CH3- CH2 - C ≡ CH
D. CH3- CH = CH - CH3
Đáp án A
Câu 16. Từ tinh bột điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:
Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → but-1,3-đien → cao su buna.
Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng tinh bột cần dùng là:
A. 129,6 kg
B. 12,96 kg
C. 1296 kg
D. 1,296 kg
Đáp án A
(C6H10O5)n→ nC6H12O6→ 2nC2H5OH → nC4H6 → (C4H6)n.
nCao su buna= 0,6 kmol
→ nC6H10O5 = 0,6/75% = 0,8 kmol
→ mtinh bột = 129,6 kg
Câu 17. Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl
B. CH3CH=CH2
C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
Đáp án C
Câu 18. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và ancol.
(b) Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là phản ứng este hóa.
(c) Xenlulozo là polime thiên nhiên và là nguyên liệu để sản xuất các tơ tổng hợp
(d) Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime
(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(f) Tinh bột và xenlulozo là monosaccarit
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(h) Điều chế poli(vinyl ancol) (-CH2-CH(-OH)-)n bằng cách xà phòng hoá poli(vinyl axetat) (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Đáp án A
(a) Đúng Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và ancol.
(b) đúng Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là phản ứng este hóa.
(c) sai vì Xenlulozo là polime thiên nhiên và là nguyên liệu để sản xuất các tơ bán tổng hợp
(d) đúng Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime
(e) sai vì cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
(f) sai vì Tinh bột và xenlulozo là Polisaccarit
(g) sai vì protein dạng cầu dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(h) đúng Điều chế poli(vinyl ancol) (-CH2-CH(-OH)-)n bằng cách xà phòng hoá poli(vinyl axetat) (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n.
10. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Carbon (C) và hợp chất:
CH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n
C2H4 + H2O → C2H5OH
C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH
C3H6+Br2 → C3H6Br2
C3H6 + H2 → C3H8
CH2=CH-CH2-CH3 + HBr → CH3-CHBr-CH2-CH3