Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Trong ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ: 140°C
- Xúc tác: H2SO4 đặc
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
a. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)
CH3COOH là axit cacboxylic dễ dàng tham gia các phản ứng thế hoặc trao đổi nguyên tử H hoặc nhóm -OH của nhóm chức -COOH. Đây là phản ứng thế nhóm -OH.
b. Bản chất của C2H5OH (Ancol etylic)
Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O–H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH nhất là nguyên tử H sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học. Đây là phản ứng đặc trưng của ancol, thế nguyên tử H của nhóm OH ancol.
5. Tính chất hóa học
R-COO-R' + H-OH ⇋ R-COOH + R'-OH
R-COO-R' + NaOH ⟶ R-COONa + R'-OH
Ví dụ:
CH3COOC2H5 + NaOH ⟶ CH3COONa + C2H5OH
CH2=CH-COO-CH3 + NaOH ⟶ CH2= CH-COONa + CH3-OH
• Phản ứng H2 (xt, Ni, to)
CH2=CH-COO-CH3 + H2 ⟶ C2H5COO-CH3
• Phản ứng trùng hợp (tạo polime)
nCH3COOCH=CH2 ⟶ Poli (vinyl axetat)
nCH2=C(CH3)-COOCH3 ⟶ Thủy tinh hữu cơ
5.2. Tính chất hóa học của C2H5OH
a. Rượu etylic có cháy không?
- Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.
b. Rượu etylic có phản ứng với Natri không?
- Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.
c. Phản ứng với axit axetic
- Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat.
- Etyl axetat là chất lỏng, mùi thơm, ít tan trong nước, dùng làm dung môi trong công nghiệp.
- Sản phẩm của phản ứng giữa rượu và axit gọi là este.
6. Cách thực hiện phản ứng
- Cho rượu etylic, axit axetic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp một ít axit sunfuric đặc vào làm xúc tác. Đun sôi hỗn hợp trong ống nghiệm A một thời gian, sau đó ngừng đun. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B, lắc nhẹ rồi quan sát.
7. Bạn có biết
- Axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat.
8. Bài tập liên quan
Câu 1. CH3COOC2H5 có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. CH3COOC2H5 được tổng hợp khi đun nóng hỗn hợp C2H5OH và CH3COOH với chất xúc tác là
A. axit H2SO4 đặc
B. HgSO4
C. bột Fe
D. Ni
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
CH3COOC2H5 là sản phẩn được tổng hợp từ CH3COOH và C2H5OH với xúc tác là H2SO4 đặc (phản ứng este hóa)
Câu 2. Thả một mẩu nhỏ Na vào ống nghiệm đựng C2H5OH nguyên chất. Hiện tượng quan sát được là gì:
A. mẩu Na chìm xuống đáy; xung quanh mẩu Na có sủi bọt khí
B. Mẩu Na nổi và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu Natri có sủi bọt khí.
C. Mẩu Na lơ lửng ở trong ống nghiệm; xung quanh mẩu Na có sủi bọt khí.
D. Mẩu Na nổi và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu Na có ngọn lửa màu vàng
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Thả một mẩu nhỏ Na vào ống nghiệm đựng C2H5OH nguyên chất. Hiện tượng quan sát được là gì: Mẩu Na nổi và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu Na có ngọn lửa màu vàng
Câu 3. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất nào dưới đây
A. KOH; K; CH3COOH; O2.
B. Na; K; CH3COOH; O2.
C. C2H4; Na; CH3COOH; Fe.
D. Ba(OH)2; Na; CH3COOH; O2.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
C2H5OH + Na → C2H5ONa +1/2H2
C2H5OH + K → C2H5OK + 1/2H2
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
Câu 4. Nhận định nào đúng về ancol
A. Ancol là chất không điện li.
B. Ancol là chất điện li rất yếu
C. Ancol là chất điện li mạnh
D. Ancol là chất dẫn điện tốt
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5. Chọn nhận định sai khi nói về ancol.
A. Khi đốt cháy hoàn toàn ancol no, mạch hở thì thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước.
B. Các ancol đa chức có từ 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liên tiếp trên mạch có khả năng phản ứng hòa tan Cu(OH)2tạo dung dịch xanh lam.
C. Ancol etylic tan vô hạn trong nước.
D. Ancol benzylic tác dụng với dung dịch NaOH tạo natri benzylat và nước.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
A đúng, vì ancol no mạch hở có CTTQ là CnH2n+2Om → nCO2 + (n + 1)H2O nên số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước
B đúng
C đúng
D sai, vì C6H5CH2OH không phản ứng với NaOH
Câu 6. Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách nào?
A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.
B. lên men dung dịch rượu etylic.
C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 7. Rượu etylic tác dụng được với natri vì
A. trong phân tử có nguyên tử oxi.
B. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.
C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.
D. trong phân tử có nhóm –OH.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Dựa vào cấu tạo phân tử của rượu etylic.
Trong phân tử rượu etylic có chứa nhóm –OH làm cho rượu có khả năng phản ứng với Na.
Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.
Câu 8. Tính chất vật lí của rượu etylic là
A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
B. chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Tính chất vật lí của rượu etylic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
Câu 9: Hợp chất este là
A. CH3CH2Cl.
B. HCOOC6H5.
C. CH3CH2NO3.
D. C2H5COOH.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 10: Chất không phải là este là
A. HCOOCH=CH2.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 11. Chất không phải là este là
A. HCOOC2H5.
B. C2H5CHO.
C. CH3COOCH = CH2.
D. HCOOH
Lời giải:
Đáp án: B
9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Axit axetic và hợp chất:
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 ↑+ H2O
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COOH + LiAlH4 + 2H2O → 2C2H5OH + LiOH + Al(OH)3↓
HCOOH + 2Cu(OH)2 Cu2O ↓+ CO2 ↑+ 3H2O
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2 ↑
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑+ H2O
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2↑
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2↑