Với Giải Sinh học 10 trang 16 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Sinh học 10 trang 16 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 16 Sinh học 10: Quan sát hình 2.4, nêu trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Trình tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học gồm có
Bước 1: Quan sát thu thập dữ liệu
Bước 2: Hình thành giả thuyết
Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu
Bước 5: Rút ra kết luận
-> Ở bước 5 nếu kết quả đưa ra hợp lý và được chấp nhận thì chúng ta có thể kết thúc nghiên cứu, tuy nhiên nếu kết quả thu được chưa giải quyết được câu hỏi chúng ta đặt ra ban đầu, ta sẽ bác bỏ giả tuyết và quay lại bước hình thành giải thuyết tìm ra sai lầm và tiến hành lại thí nghiệm kiểm chứng.
Câu hỏi 2 trang 16 Sinh học 10: Để hình thành nên một giải thuyết khoa học và kiểm chứng một giả thuyết, chúng ta cần sử dụng cách tư duy khoa học nào? Giải thích.
Trả lời:
- Để có thể hình thành nên một giải thuyết khoa học và kiểm chứng giả thuyết, các nhà khoa học sử dụng các suy luận logic ngược lại với quy nạp, đi từ cái chung tới cái riêng, được gọi là diễn giải.
- Suy luận diễn giải giúp chúng ta suy diễn từ giả thuyết hay nguyên lí chung ra những điều tất yếu sẽ xảy ra nếu giải thuyết hay nguyên lí đó đúng.
Câu hỏi 3 trang 16 Sinh học 10: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong một thí nghiệm có gì khác nhau? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Điểm khác nhau giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trong một thí nghiệm là: Yếu tố cần nghiên cứu.
VD:
*Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng lên cây trồng:
- Tiến hành thiết kế hai lô thí nghiệm, mỗi lô trồng cùng 1 loại cây, cùng độ tuổi sinh lí và số lượng cây như nhau, trong cùng điều kiện môi trường;
- Ở lô thí nghiệm tiến hành bổ sung nguyên tố khoáng nghiên cứu, lô đối chứng thì không bổ sung.
- Tiến hành quan sát hiện tượng thí nghiệm và lập bảng so sánh.
* Nghiên cứu khả năng chịu nồng độ cồn cao của nấm men.
- Tiến hành chuẩn bị 2 mẫu nấm men được cấy đầu trên đĩa thạch (hộp lồng nuôi cấy), cùng thời gian nuôi cấy, số lượng tế bào và trong cùng loại môi trường nuôi cấy.
- Ở đĩa thí nghiệm ta bổ xung thêm nồng độ cồn (5%; 10%; 15%) còn ở hộ đối chứng thì không.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, lập bảng so sánh và đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài giải Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: