Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

9.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

Sinh học lớp 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

A. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

I. Phương pháp nghiên cứu sinh học

1. Phương pháp quan sát

Bất cứ công trình nghiên cứu sinh học nào cũng bắt đầu từ các quan sát và được thực hiện qua các bước:

  • Lựa chọn đối tượng và phạm vi quan sát.
  • Lựa chọn công cụ quan sát.
  • Ghi chép số liệu quan sát được.

2. Một số phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

Phương pháp đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm

Người nghiên cứu sinh học cần tuân thủ các quy định để giữ an toàn cho bản thân và cá thiết bị, tài sản của phòng thí nghiệm.

  • Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất.
  • Vận hành thiết bị: Nắm bắt tốt quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm.
  • Trang bị cá nhân: Tùy theo từng yêu cầu của nghiên cứu mà cần có những trang thiết bị riêng biệt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 1)

Một số kĩ thuật trong phòng thí nghiệm

  • Phương pháp giải phẫu
  • Phương pháp làm tiêu bản tế bào/nhiễm sắc thể (NST)

3. Phương pháp thực nghiệm khoa học

  • Phương pháp nghiên cứu, phân loại sinh vật: định danh dựa trên hình thái, phân tích gene, hay phân lập (đối với vi khuẩn).
  • Phương pháp tách chiết: tách chiết enzyme, gene, các chất có hoạt tính sinh học.
  • Phương pháp nuôi cấy: dùng trong công nghệ sinh học.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 2)

II. Các thiết bị nghiên cứu và học tập môn sinh học

1. Kính hiển vi

  • Kính hiển vi quang học
  • Kính hiển vi điện tử

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 3)

2. Máy ly tâm

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 4)

3. Các thiết bị khác

III. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 5)

IV. Tin sinh học - Công cụ nghiên cứu và học tập môn sinh học.

 Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.

Sơ đồ tư duy phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học:
 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (ảnh 6)

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Câu 1: Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Kim mũi mác, máy hút ẩm, kính hiển vi, pipet.

B. Lamen, máy đo nhiệt kế, kính hiển vi, pipet.

C. Lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.

D. Lamen, kim mũi mác, máy đo nhiệt kế, giấy thấm.

Đáp án đúng là: C

Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần làm tiêu bản tế bào thực vật. Do đó, cần sử dụng các dụng cụ như lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử?

A. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.

B. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là các chùm electron.

C. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.

D. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.

Đáp án đúng là: B

Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là các chùm electron.

Câu 3: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu khoa học?

A. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

B. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

C. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

D. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

Đáp án đúng là: C

Tiến trình nghiên cứu khoa học được thể hiện qua quy trình: Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.

Câu 4: Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước lên sự sinh trưởng của cây trồng, bạn An thiết kế 2 chậu cây: ở chậu thí nghiệm, tưới đủ nước; ở chậu đối chứng, không tưới nước. Mô tả này thể hiện bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?

A. Quan sát, thu thập dữ liệu.

B. Đặt câu hỏi.

C. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

D. Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu.

Đáp án đúng là: C

Mô tả trên thể hiện bước thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng trong tiến trình nghiên cứu khoa học.

Câu 5: Thành tựu nào sau đây thuộc về tin sinh học?

A. Tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.

B. Tìm ra vaccine phòng chống nhiều bệnh như viêm gan B, covid-19, ung thư cổ tử cung.

C. Lai tạo thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và phẩm chất tốt.

D. Tìm ra nhiều giống vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án đúng là: A

Một trong những thành tựu của tin sinh học là: Tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.

Câu 6: Các phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học gồm

A. quan sát, nuôi cấy các sinh vật, thực nghiệm khoa học.

B. quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.

C. làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, tách chiết enzyme.

D. phân tích gene, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.

Đáp án đúng là: B

Các phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học gồm: quan sát, nuôi cấy các sinh vật, thực nghiệm khoa học.

Câu 7: Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể sử dụng phương pháp

A. quan sát.

B. làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. thực nghiệm khoa học.

D. nuôi cấy tế bào.

Đáp án đúng là: B

Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể tiến hành thí nghiệm loại bỏ nhân để kiểm chứng → sử dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện phương pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Khi làm việc với những nơi có hóa chất độc hại không được thực hiện ở nơi có tủ hút khí độc hoặc ở nơi thoáng khí.

B. Trước khi sử dụng cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị và ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động máy móc.

C. Khi làm việc với dung dịch hóa chất không được đeo găng tay để tránh tình trạng trơn trượt làm đổ vỡ hóa chất.

D. Phải luôn đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt và mặt nạ phòng độc trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào trong phòng thí nghiệm.

Đáp án đúng là: B

Một trong những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm là: Trước khi sử dụng cần phải nắm được quy tắc vận hành máy móc, thiết bị và ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động máy móc.

Câu 9: Để quan sát nhiễm sắc thể cần phải sử dụng kĩ thuật

A. giải phẫu tế bào.

B. tách chiết nhiễm sắc thể.

C. làm tiêu bản nhiễm sắc thể.

D. nuôi cấy tế bào động vật, thực vật.

Đáp án đúng là: C

Để quan sát nhiễm sắc thể cần phải sử dụng kĩ thuật làm tiêu bản nhiễm sắc thể: mẫu vật sống được cố định bằng hóa chất và nhuộm màu, chia nhỏ mẫu, dầm ép để phá vỡ tế bào giải phóng các nhiễm sắc thể.

Câu 10: Nhóm thiết bị nào dưới đây thường được sử dụng trong nghiên cứu và học tập sinh học?

A. Kính hiển vi, máy li tâm, các loại kính lúp, ống hút, pipet.

B. Kính hiển vi, máy li tâm, các loại kính lúp, máy đo nhiệt kế.

C. Kính hiển vi, máy li tâm, máy hút ẩm, thiết bị đo khối lượng.

D. Kính hiển vi, máy li tâm, lamen, sổ ghi chép, pipet, máy đo lực.

Đáp án đúng là: A

Nhóm thiết bị thường được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học là: kính hiển vi, máy li tâm, các loại kính lúp, ống hút, pipet.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 5: Các phân tử sinh học

Đánh giá

0

0 đánh giá