Giáo án KHTN 7 Bài 34 (Cánh diều): Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật (năm 2023)| Khoa học tự nhiên 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 7 Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 34: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các ảnh hưởng của một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản, điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật, hợp tác trong thực hiện hoạt nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong thực hiện giải thích các hiện tượng thực tế.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật.

- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của sinh vật như thế nào như bón phân, bón chất dinh dưỡng, tưới nước cho cây trồng như thế nào là hợp lí, sử dụng các hormone nhân tạo để tác động đến sinh sản của sinh vật như thế nào.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật để điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm trong tiết học, trách nhiệm trong  hoạt động nhóm và cá nhân để thực hiên các nhiệm vụ học tập.

- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên.

- chịu khó nghiên cứu tài liệu, tích cực và chủ động nhận nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Hình ảnh về hoa bầu, hoa bí, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

- Hình ảnh 34.1, 34.2, bảng 34.1.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh:

- Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.

- SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới.

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật, điều khiển sinh sản của sinh vật.

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh về hoa bầu, hoa bí, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quá trình thụ phấn và hình thành quả ở cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời đúng của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh về hoa bầu, hoa bí, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quá trình thụ phấn và hình thành quả ở cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh.

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời 1 số HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Quá trình thụ phấn và hình thành quả của cây bầu, cây bí có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, chất dinh dưỡng, nước,… Khi gặp điều kiện thuận lợi, những yếu tố này có thể xúc tác tăng hiệu quả cho quá trình thụ phấn và hình thành quả. Khi gặp điều kiện bất lợi, những yếu tố này có thể làm hoa đực và cái nở không cùng lúc, dẫn đến hiệu quả thụ phấn diễn ra thấp.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật

a) Mục tiêu:  

- Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh dưỡng, di truyền, hormone đến sinh sản của sinh vật.

- Lấy được ví dụ chứng minh cho các ảnh hưởng đó.

b) Nội dung:

- Nghiên cứu thông tin SGK: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật?

- Học sinh làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c) Sản phẩm:

- Gồm các yếu tố môi trường( nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng) và các yếu tố bên trong.

- HS qua hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK hoàn thành các câu hỏi.

Phiếu học tập số 1

Nội dung

Nhiệt độ

Ánh sáng

Nước

Chất dinh dưỡng

Di truyền

Hormone

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng đến sự ra hoa, khả năng đẻ trứng, tỉ lệ giới tính của sinh vật

Cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng  trong ngày ảnh hưởng đến ra hoa, đẻ trứng, sinh sản của sinh vật

Nước và độ ẩm ảnh hưởng đến sự ra hoa, phát tán quả, hạt, bào tử…

Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự ra hoa, thụ phấn, quá trình mang thai, năng suất đẻ trứng…

Ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, kết quả, tỉ lệ sinh sản…

Điều hòa sinh sản ở sinh vật

Ví dụ

- Ở TV: cây lúa lúc tạo hạt do nhiệt độ quá thấp hạt sẽ bị lép

- Ở ĐV:  sinh sản của chuột nhắt trắng diễn ra mạnh ở nhiệt độ dưới 18 °C.

- Ở TV: hoa đào, hoa cúc…ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn

- Ở ĐV:

Gà đẻ nhiều khi tăng thời gian chiếu sáng.

- Ở TV: măng cụt, cà chua ra ít nụ, ít hoa khi thiếu nước. Hoa giấy ra hoa khi khô cằn

- Ở ĐV: sâu non ăn lá lúa đẻ nhiều khi độ ẩm cao (90%).

- Ở TV: Xoài, táo ra hoa muộn khi thiếu lân. Cúc, hồng ra hoa nhỏ, xấu khi thiếu đạm.

- Ở ĐV: thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự mang thai, thiếu vitamin A, E giảm năng suất đẻ trứng ở gà.

- Ở TV: ở cà chua đủ 14 lá mới ra hoa.

- Ở ĐV: ở lợn cỏ A Lưới đẻ 1-2 lứa/năm trong khi ở mèo đẻ 3-4 lứa/năm

- Ở TV: kích thích sự ra rễ, ny chồi..

- Ở ĐV: quy định đặc điểm giới tính như gà trống biết gáy.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Để mua Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá