Phương trình điện li HNO3

3.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình điện li HNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình điện li HNO3

1. Viết phương trình điện li của HNO3

HNO3 → H++ NO3

2. HNO3 là chất điện li mạnh

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion, gồm:

Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, HI, HClO4, HClO3,..

Các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

Hầu hết các muối.

Phương trình điện li của chất điện li mạnh sử dụng mũi tên 1 chiều (→)

3. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. CH3COOH

B. HF

C. HNO3

D. Sn(OH)2

Lời giải:

Đáp án: C

Chất chất điện li mạnh là HNO3

Phương trình điện li

HNO→ H++ NO3

Câu 2. Dãy các chất điện li mạnh?

A. AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.

B. NaCl, CH3COOH, HCl, KOH.

C. NaCl, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2.

D. CuSO4, H2S, H2SO4, NaOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Dãy các chất điện li mạnh là: AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.

Phương trình điện li

AgCl → Ag+ + Cl-

CH3COONa →CH3COO + Na+

HBr → H+ + Br-

NaOH → Na+ + OH-

Câu 3. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl

B. C6H12O6

C. NaCl

D. FeSO4

Lời giải:

Đáp án: B

Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.

Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …

Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

Câu 4. Cho các nhận xét sau:

(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.

(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.

(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.

(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH-.

Số nhận xét đúng là?

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Lời giải:

Đáp án: C

(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối => Đúng

(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu => Đúng

(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit => Sai vì  (NH4)2COlà muối điện li ra ion NH4+ không phải là ion kim loại.

(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH- => Sai vì

vì nước cất không dẫn điện

Câu 5. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.

B. H2S, H2SO4, Na2CO3, NaHSO4.

C. H2SO4, KHSO4, HF, K2CO3.

D. HF, KHSO4, H2SO4, K2CO3.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Lời giải:

Đáp án: C
Đánh giá

0

0 đánh giá