Phương trình ion rút gọn Pb(OH)2 + HNO3

466

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình ion rút gọn Pb(OH)2 + HNO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình ion rút gọn Pb(OH)2 + HNO3

1. Viết phương trình phân tử Pb(OH)2 + HNO3

Nhỏ dung dịch Pb(OH)2 vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 sẽ tạo thành phương trình phản ứng.

Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

2. Phương trình ion thu gọn Pb(OH)2 + HNO3

Pb(OH)2 (r) + 2H→ Pb2+ + 2H2O

3. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau: 

a) HCl + Na2CO3 →

b) HCl + NaHCO3 →

c) CO2 + KOH →

d) Na2CO3 + MgCl2  →

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình ion rút gọn:

a) HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

H+ CO32- →  HCO3-

b) HCl + NaHCO3→ NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O

c) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

CO2 + 2OH- →  CO32- + H2O

d) Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl

CO32- + Mg2+ → MgCO3

Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 3M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 150 ml NaOH 2M. Xác định thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Đáp án hướng dẫn giải

nNa+ = nOH− = nNaOH = 0,15.2 = 0,3 (mol)

Dung dịch Y chứa Mg2+, Fe2+, H+ dư (nếu có), Cl-. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì dung dịch thu được sau phản ứng chỉ còn lại Na+ và Cl-.

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có:

nCl− = nNa+= 0,3 (mol)

=>VHCl = n:CM = 0,3:3 = 0,1 (l)

Câu 3. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi?

1) FeCO3+ 2HCl → FeCl2 + CO2+ H2O.

2) NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O.

3) Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4 + 2NaCl.

4) 2FeCO3+ 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O.

5) Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O

Đáp án hướng dẫn giải

Phản ứng:

2FeCO3+ 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2+ 4H2O

là phản ứng oxi hóa khử, không phải pư trao đổi, vì số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi

Đánh giá

0

0 đánh giá