Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình ion rút gọn Na2SO3 + HCl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình ion rút gọn Na2SO3 + HCl
Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl– → 2Na+ + 2Cl– + H2O + SO2 ↑
Phương trình ion rút gọn:
3. Bài tập liên quan
Câu 1. Dung dịch Na2CO3có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. BaCl2, HCl, CO2, KOH.
B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3.
C. HNO3, SO2, Ca(OH)2, KNO3.
D. CO2, Ba(OH)2, CaCl2, H2SO4, HCl.
Phương trình phản ứng minh họa
Na2CO3+ CO2 + H2O → 2NaHCO3
Na2CO3 + Ba(OH)2→ 2NaOH + BaCO3
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2C3O + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Câu 2. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
B. Mg(HCO3)2, CH3COOK, FeO.
C. FeS, BaSO4, KOH.
D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
Phương trình phản ứng minh họa
Mg(HCO3)2+ 2HCl → MgCl2+ 2H2O + 2CO2
CH3COOK + HCl → CH3COOH + KCl
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Câu 3. Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. NaSO4, HNO3.
B. HNO3, KNO3.
C. HCl, KOH .
D. NaCl, KOH.
Phương trình phản ứng minh họa
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2KOH → H2O + 2KAlO2
Câu 4. Đun nóng dung dịch KHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
A. quỳ tím chuyển đỏ
B. quỳ tím không đổi màu
C. quỳ tím chuyển xanh
D. quỳ tím mất màu.
Đun nóng dung dịch KHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là quỳ tím chuyển xanh.
Phương trình hóa học xảy ra
KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O
Dung dịch KaHCO3 cũng làm quỳ chuyển xanh.
Câu 5. Phương pháp điều chế kim loại kiềm là:
A. Khử oxit kim loại kiềm bằng chất khử CO.
B. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Cho Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm .
Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.
Câu 6. Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 24,1 gam
B. 21,4 gam
C. 10.7 gam
D. 12,4 gam
Gọi công thức hai muối cacbonat là M2CO3 và M'CO3
M2CO3+ 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2+ H2O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng.
35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol)
⇒ mmuối clorua= mmuối cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4 (gam)
Câu 7. Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện trên bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu
B. xuất hiện bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh
C. xuất hiện khí không màu sủi bọt, có kết tủa màu xanh
D. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.
Phương trình hóa học
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2