Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường

16.5 K

Với giải Luyện tập 2 trang 28 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Luyện tập 2 trang 28 Lịch sử 7: Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 26.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nông nghiệp, kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt, xưởng thủ công nghiệp, thuê nhân công, thành thị phồn thịnh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm mới so với thời Đường:

- Đầu thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Các thành thị Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- Đến thời Minh – Thanh, thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ và đã có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp. 

- Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là

A. chế độ tỉch điền.

B. chế độ quân điền.

C. chế độ lĩnh canh.

D. chế độ công điền.

Đáp án đúng là: B

Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là chế độ quân điền (SGK Lịch Sử 7 – trang 25).

Câu 2. Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Thiên chúa giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Đáp án đúng là: C

Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là Nho giáo (SGK Lịch Sử 7 – trang 27).

Câu 3. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là

A. Đỗ Phủ.

B. Tố Hữu.

C. Lỗ Tấn.

D. Nguyễn Du.

Đáp án đúng là: A

Dưới thời Đường, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: sLý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… (SGK Lịch Sử 7 – trang 27).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 25 Lịch sử 7: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thể hiện tiến trình lịch sử đó trên trục thời gian theo ý tưởng của em....

Câu hỏi trang 25 Lịch sử 7: Hãy trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường....

Câu hỏi 1 trang 27 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh....

Câu hỏi 2 trang 27 Lịch sử 7: Theo em, những thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?...

Câu hỏi 1 trang 28 Lịch sử 7: Hãy giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX....

Câu hỏi 2 trang 28 Lịch sử 7: Em hãy nêu nhận xét về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc....

Luyện tập 1 trang 28 Lịch sử 7: Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?...

Luyện tập 3 trang 28 Lịch sử 7: Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?...

Vận dụng 4 trang 28 Lịch sử 7: Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam?...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 7: Vương quốc Lào

Đánh giá

0

0 đánh giá