CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4 | CuSO4 ra CuS

452

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

1. Phương trình phản ứng hóa học:

            CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Thấy xuất hiện kết tủa màu đen là CuS.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hóa học

4.1. Tính chất hóa học của CuSO4

- Có tính chất hóa học của muối.

a. Tác dụng với dung dịch bazo:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

b. Tác dụng với muối:

    BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4

4.2. Tính chất hóa học của Na2S

a. Khi phản ứng với axit sinh ra H2S. Đây là một khí độc với mùi hôi thối.

Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl

Na2S + H2SO4 →  Na2SO4 + H2S

Na2S + 2HNO3 →  H2S + 2NaNO3

b. Trong không khí, chất này bị oxi hóa tạo ra thiosunfat

Na2S + H2O + 2O2 →  Na2S2O3 + 2NaOH

c. Tác dụng với muối

Na2S + Pb(NO3)2 → 2NaNO3 + PbS

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Na2S vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

6. Bạn có biết

- Tương tự PbSO4 tác dụng với Na2S tạo kết tủa PbS màu đen.

7. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho Na2S vào các dung dịch muối trên có bao nhiêu trường hợp sinh ra kết tủa?

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có 2 muối là Pb(NO3)2, CuSO4 tác dụng với Na2S tạo ra kết tủa là PbS và CuS.

Ví dụ 2: Khi cho Na2S vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa

A. màu xanh      B. màu nâu đỏ

C. màu trắng      D. màu đen.

Đáp án D

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol Na2S tác dụng với dung dịch CuSO4 vừa đủ. Khối lượng của kết tủa thu được là

A. 9,6g      B. 19,2g

C. 4,8g      D. 14,4g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Na2S (0,1) + CuSO4 → CuS (0,1 mol) + Na2SO4

mCuS = 0,1. 96 = 9,6g

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Trường hợp xảy ra phản ứng là

A. Cu + Pb(NO3)2.

B. Cu + HCl loãng

C. Cu + HCl + O2.

D. Cu + H2SO4 loãng.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng là 7,6 gam. Giá trị của m là

A. 25,6

B. 16.

C. 2,56.

D. 12,8.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Cho các kim loại: Cu, Al, Fe, Au, Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện (từ trái sang phải) là

A. Fe < Au < Al < Cu < Ag

B. Fe < Al < Au < Cu < Ag

C. Fe < Al < Cu < Ag < Au

D. Al < Fe < Au < Cu

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Cho các kim loại: Cu, Al, Fe, Au, Zn. Số kim loại phản ứng được với dung dịch HCl là:

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Lời giải:

Đáp án: B

9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất:

CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

Đánh giá

0

0 đánh giá