Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O | Fe(OH)3 ra Fe2O3

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học   

2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm Fe2O3 (sắt (III) oxit) (trạng thái: rắn) (màu sắc: nâu), H2O (nước) (trạng thái: khí) (màu sắc: không màu), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia Fe(OH)3 (Sắt(III) hidroxit) (trạng thái: rắn) (màu sắc: nâu đỏ), biến mất.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

- Fe(OH)mang đầy đủ tính chất hoá học của một bazo không tan nên bị nhiệt phân khi có nhiệt độ.

5. Tính chất hóa học

a. Fe(OH)3 Bị nhiệt phân

2Fe(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Fe2O3 + 3H2O

b. Tác dụng với axit

Fe(OH)3+ 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

c. Điều chế Fe(OH)3

Cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt (III).

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 ↓ + 3BaCl2

6. Cách thực hiện phản ứng

- Nhiệt phân sắt III hidroxit ở nhiệt độ cao

7. Bạn có biết

- Tương tự Fe(OH)3, một số bazơ không tan khác như Cu(OH)2, Al(OH)3,... cũng bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước.

Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Bazo nào dưới đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước

A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. KOH.

D. Zn(OH)2.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Dãy bazo nào sau đây bị nhiệt phân hủy

A. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.

B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.

Lời giải:

Đáp án: C

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.

Câu 3. Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

A. Zn(OH)2

B. Fe(OH)3

C. KOH

D. Al(OH)3

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

A. NaOH và KCl

B. NaOH và HCl

C. NaOH và MgCl2

D. NaOH và Al(OH)3

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: KCl, Ba(OH)2, KOH, K2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

A. quỳ tím

B. dung dịch HCl

C. dung dịch BaCl2

D. dung dịch KOH

Lời giải:

Đáp án: A

Trích mẫu thử ra ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: KOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: KCl, K2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là K2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng hóa học:

Ba(OH)2 + K2SO4→ BaSO4 + KOH

Câu 6. Hòa tan hết m gam nhôm vào dung dịch NaOH 1M, thu được 13,44 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

A. 200 ml

B. 150 ml

C. 400 ml

D. 300 ml

Lời giải:

Đáp án C

nH2(đktc) = VH222,4 = 13,4422,4= 0,6 (mol)

Phương trình phản ứng hóa học

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

(mol) 0,4 ← 0,6

Theo phương trình phản ứng hóa học

nNaOH = 23nH2 =23.0,6 = 0,6 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : C­M= 0,41 = 0,4 (lít) = 400 (ml)

Câu 7. Để hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là :

A. 1,8.

B. 0,8.

C. 2,3.

D. 1,6.

Lời giải:

Đáp án: B

Vì số mol của FeO và Fe2O3 trong hỗn hợp bằng nhau nên ta quy đổi hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 thành Fe3O4.

Ta có = 13,6233 = 0,05 mol.

nHCl = 2.nO (trong oxit) = 2 . 0,05 .4 = 0,4 (mol)

=> VHCl0,40,5 = 0,8 lít

Câu 8. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 31,5 gam HNO3, thu được 0,784 lít NO2 (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4,88 gam chất rắn X. Nồng độ % của dung dịch HNO3 có giá trị là:

A. 47,2%.

B. 46,2%.

C. 46,6%.

D. 44,2%.

Lời giải:

Đáp án: B

Chất rắn X là Fe2O3

=> nFe2O3 = 4,88160 = 0,0305 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe

=> nFe(OH)3= 2 nFe2O3 = 0.0305. 2 = 0,244 mol

Gọi số mol của Fe3O4, FeS2 lần lượt là x, y (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe

=>  3.nFe3O4 + nFeS2 = nFe(OH)3

=> 3x + y = 0,122 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn electron

=> nFe3O4 + 15 . nFeS2 = nNO2

=> x + 15y = 0,035 (2)

Từ (1) và (2)

=> x = 0,02; y = 0,002

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Na

=> nNaOH = nNaNO3 + 2.nNa2SO4 (3)

nNa2SO4 = 2 . nFeS2= 0,001 . 2 = 0,002 mol (4)

=> nNaNO3 = 0,02 – 0,002 . 2 = 0,196 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố N là:

nHNO3 = nNaNO3 + nNO2 = 0,196  + 0,35 = 0,231 (mol)

=> C% HNO3 = 0,231.31,531,5 100% = 46,2%

Câu 9. Người ta tiến hành điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được, không bị chuyển thành hợp chất sắt (III), người ta có thể cho thêm vào dung dịch chất gì để bảo quản

A. một lượng sắt dư .

B. một lượng kẽm dư.

C. một lượng HCl dư.

D. một lượng HNO3 dư.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 10. Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hổn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 1,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là

A. 46,4 gam.

B. 23,2 gam.

C. 11,6 gam.

D. 34,8 gam.

Lời giải:

Đáp án: B

Theo bài ra, xác định được sau phản ứng chỉ thu được FeSO4

→ nFeSO4= nSO42- = naxit = 0,3 mol.

Bảo toàn nguyên tố Fe → nFe3O4 = 0,33 = 0,1 mol

→ m = 0,1.232 = 23,2 gam.

9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá