Phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

1. Phương trình phân tử (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

Nhỏ dung dịch (NH4)2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch Ba(OH)2 sẽ tạo thành phương trình phản ứng.

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O  

(NH4)2SO4 và Ba(OH)2 là các chất dễ tan và phân li mạnh

(NH4)2SO4→ 2NH4+ + SO42- 

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- → BaSO4↓ + NH3 + H2O

Lược bỏ các ion giống nhau ở vế trái và vế phải.

2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O

(Phương trình này không có ion nào bị loại bỏ)

2. Phương trình ion (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- → BaSO4↓ + NH3↑ + H2O

3. Câu hỏi bài tập liên quan 

Bài 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có)

a) H2SO4 + BaCl2  →

b) BaCl2 + Na2CO3 →

c) Ba(HCO3)2 + K2CO3 →

d) NaOH dư + H3PO4 →

e) FeSO4 + KMnO4+ H2SO4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

SO42- + Ba2+ → BaSO4

b) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3+ 2NaCl

Ba2+ + CO32- → BaCO3

c) Ba(HCO3)2+ K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3

Ba2+ + CO32- → BaCO3

d) 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

3OH- + H3PO4 → PO43- + 3H2O

e) 10FeSO4+ 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Bài 2: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có)

1) CaCl2 + Na2CO3 ⟶

(2) Ba(OH)2 + HCl ⟶

(3) HNO3 + NaHCO3 ⟶

(4) Ba(OH)2 + FeCl2 ⟶

(5) CuSO4 + NaOH ⟶

(6) BaCl2 + K3PO4 ⟶

(7) Na2SO3 + HNO3 ⟶

(8) HNO3 + K2CO3 ⟶

(9) Fe2(SO4)3 + KOH ⟶

(10) NaOH + (NH4)3PO4 ⟶

Bài 3. Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH− 0,03 mol và Na+ 0,01 mol với dung dịch HCO3− 0,02 mol; CO32− 0,015 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2nBa2+ + nNa+= nOH

=>2.nBa2+ + 1.0,01 = 1.0,06 = >nBa2+ = 0,01 (mol)

HCO3− + OH → CO32− + H2O

=> nCO32−= 0,035 mol

nCO32− > nBa2+

nBaCO3= nBa2+ = 0,01 mol

=> mBaCO3↓ = 0,01.197 = 1,97 (g)

Câu 4. Một dung dịch X chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, a mol OH-, b mol Na+. Để trung hòa lượng dung dịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH = 1. Khối lượng chất rắn thu được sau khi cô cạn dung dịch X là:

A. 3,36 gam

B. 1,68 gam

C. 2,56 gam

D. 3,42 gam

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a = nOH− =nH+=0,1.0,4 = 0,04 mol

Bảo toàn điện tích

2nBa2+ + nNa+ = nNO3− + nOH− ⇒ 2.0,01 + b = 0,01 + 0,04

=> b = 0,03

mchất rắn = 0,01.137 + 0,01.62 + 0,04.17 + 0,03.23 = 3,36 gam

Câu 5. Dung dịch X chứa m gam 3 ion : Mg2+, NH4+, SO42-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH thu được 5,8 gam kết tủa. Phần 2 đun nóng với

A. 77,4

B. 43,8

C. 21,9

D. 38,7

Hướng dẫn giải chi tiết

nMg(OH)2= 0,1 mol; nNH3 = 0,15 mol

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Trong mỗi phần có : 0,1 mol Mg2+ và 0,15 mol NH4+

Bảo toàn điện tích:

nSO42−(1phan) =1/2.(2nMg + nNH4+) = 0,175 mol

=> m = (0,1.24 + 0,15.18 + 0,175.96).2 = 43,8 gam

Đánh giá

0

0 đánh giá