Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O | Al2O3 ra NaAlO2

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học

            Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Nhôm oxit có màu trắng tan dần trong dịch

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: Từ 900oC - 1100oC

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của Al2O3 (Nhôm oxit)

Al2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được với bazo.

b. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh tác dụng được với Al2O3.

5. Mở rộng về Al2O3

5.1. Nhôm oxit là gì?

Nhôm oxit hay còn gọi là a-lu-min (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp) là một hợp chất hóa học của nhôm và oxi với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu.

5.2. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, rất bền, nóng chảy ở 2050oC.

Nhận biết: Mang hòa tan Al2O3 vào dung dịch NaOH, thấy tan ra, tạo dung dịch không màu.

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

6. Tính chất hóa học

6.1. Tính chất hóa học của Al2O3

Al2O3 là oxit lưỡng tính

  • Tác dụng với axit:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  • Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2+ H2O

Al2O3 tác dụng với C

Al2O3 + 9C \overset{t^{o} }{\rightarrow}Al4C3 + 6CO

Tính bền:

Tính bền cũng là một trong những tính chất hóa học của nhôm oxit khá quan trọng. Lí do là vì Ion Al3+ có điện tích lớn(3+) và bán kính nhỏ(0.048nm), bằng 1/2 bán kính ion Na+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2– rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững.

Vì thế Al2O3có nhiệt độ nóng chảy rất cao(2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al.

Khử Al2O3 bằng C không cho Al mà thu được Al4C3

Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào.

6.2. Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo muối và peptit

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau H2SO4.

NaOH được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.

7. Tính chất vật lí

- Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, không tác dụng với nước, nóng chảy ở nhiệt độ trên 2050oC.

-  NaOH là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa).

Al2O3 + NaOH  →  NaAlO2 + H2O | Al2O3 ra NaAlO2

-  NaOH tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên cần tuyệt đối cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước.

8. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch bazo NaOH

9. Bạn có biết

- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ Al2O3 (Nhôm oxit) ra H2O (nước)

10. Bài tập liên quan

Câu 1. Dãy oxit nào sau đây có tính lưỡng tính

A. Cr2O3, Al2O3, Fe2O3, ZnO

B. CuO, ZnO, Al2O3, Fe2O3

C. ZnO, Cr2O3, Al2O3, PbO

D. Al2O3, K2O, SnO2, Al2O3

Lời giải:

Đáp án: C

Dãy oxit có tính lưỡng tính: ZnO, Cr2O3, Al2O3, PbO

Phương trình phản ứng minh họa

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Cr2O3+ 6HCl → 3H2O + 2CrCl3

Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O

Al2O+ 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

PbO + 2HCl → PbCl2 + H2O

PbO + 2NaOH + H2O → Na2(Pb(OH)4)

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Al2O3?

A. H2SO4.

B. HCl.

C. NaOH.

D. Fe(NO3)3.

Lời giải:

Đáp án: D

Al2O3 là oxit lưỡng tính do đó có khả năng tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazo

Loại A vì H2SO4 tác dụng với Al2O3

Al2O3+ 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2O

Loại B vì HCl tác dụng với Al2O3 

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl+ 3H2O

Loại C vì NaOH tác dụng với Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

D đúng vì Fe(NO3)3 không tác dụng với Al2O3

Câu 3. Dãy các oxit nào sau đây đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?

A. Fe2O3, CuO, CaO

B. CuO, Na2O, MgO

C. CuO, Al2O3, Cr2O3

D. CuO, PbO, Fe2O3

Lời giải:

Đáp án: D

Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,… bằng cách sử dụng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al để khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao.

→ Dãy các oxit CuO, PbO, Fe2O3 đều bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao

CuO + CO → Cu + CO2

PbO2 + CO → PbO + CO2

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là đúng.

A. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, lượng vừa xuất hiện, lắc tan, sau một thời gian lại xuất hiện nhiều dần.

B. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn.

C. Sục luồng khí CO2 từ từ vào dung dịch NaAlO2, xuất hiện, sau đó tan dần do khí CO2 có dư.

D. Cho một luồng khí CO2 từ từ vào nước vôi trong, xuất hiện nhiều dần và không tan trở lại ngay cả khi CO2 

Lời giải:

Đáp án: B

Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 cho đến dư, lượng xuất hiện nhiều dần, sau đó tan từ từ và mất hẳn.

Ban đầu:

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl.

Sau đó, Al(OH)3 ↓ + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Câu 5. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Lời giải:

Đáp án: C

Nhóm các dung dịch có pH > 7 là những dung dịch có môi trường bazo

Loại vì A có HCl có môi trường axit => pH > 7

Loại vì B có H2SO4, HNO3 có môi trường axit => pH > 7

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Câu 6. Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:

A. Quỳ tím

B. HCl

C. NaCl

D. H2SO4

Lời giải:

Đáp án: D

Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4

NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng

Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4 + 2H2O

Câu 7. Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

A. Ca(OH)2, Na2CO3

B. Ca(OH)2, NaCl

C. Ca(OH)2, NaNO3

D. NaOH, KNO3

Lời giải:

Đáp án: A

Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:

Ca(OH)2, Na2CO3 vì Ca(OH)2 và Na2CO3 tác dụng với nhau

Ca(OH)2 + Na2CO3→ CaCO3 ↓ + 2NaOH

B loại vì Ca(OH)2 và NaCl không tác dụng với nhau

C Loại vì Ca(OH)2 và NaNO3 không tác dụng với nhau

D loại vì NaOH, KNO3 không tác dụng với nhau

Câu 8. Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:

A. Làm quỳ tím chuyển đỏ

B. Làm quỳ tím chuyển xanh

C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.

D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.

Lời giải:

Đáp án: D

nNaOH= 0,2.1=0,2 mol;

nH2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Xét tỉ lệ: nNAOH20,22 = nH2SO42 = 0,1 => NaOH và H2SO4 phản ứng vừa đủ với nhau

=> dung dịch thu được có môi trường trung tính => không làm thay đổi màu quỳ tím.

Câu 9. Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?

A. Dễ tan trong nước

B. Có nhiệt độ nóng chảy cao

C. Là oxit lưỡng tính

D. Dùng để điều chế nhôm

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 10. Chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2?

A. Dung dịch phenolphtalein.

B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch quỳ tím.

D. Dung dịch BaCl2.

Lời giải:

Đáp án: C

Dùng dung dịch quỳ tím, chúng ta chia thành 3 nhóm

Nhóm (1I) làm quỳ tím hóa đỏ: NH4Cl, H2SO4

Nhóm (2) làm quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2

Nhóm (3) làm quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4

Cho lần lượt từng chất ở nhóm (2) vào từng chất ở nhóm (1)

 

NH4Cl

H2SO4

NaOH

Khí mùi khai

Không hiện tượng

Ba(OH)2

Khí mùi khai

Kết tủa trắng

Phương trình phản ứng xảy ra

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

2NH4Cl + Ba(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4+ 2H2O

Cho Ba(OH)2 nhận biết được vào từng chất ở nhóm (3), chất tạo kết tủa trắng là Na2SO­4, chất không hiện tượng là NaCl

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2 NaOH

Câu 11. Có 3 chất rắn đựng trong bình riêng biệt: Al, Mg, Al2O3. Dung dịch có thể phân biệt được 3 chất rắn trên là:

A. NaOH

B. HCl

C. HNO3 loãng

D. CuCl2

Lời giải:

Đáp án: A

Dùng dung dịch NaOH

Al tan có xuất hiện khí

2Al + 2H2O + 2NaOH → 3H2 + 2NaAlO2

Al2O3 tan

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2

Mg không có hiện tượng

Câu 12. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:

A. khí hiđro thoát ra mạnh.

B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.

C. lá nhôm bốc cháy.

D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg

Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước

2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2

Câu 13. Thực hiện các thí nghiệm sau :

(a) Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,

(b) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH,

(c) Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,

(d) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NH3.

(e) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(f) Cho từ từ NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl

(g) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaAlO2

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 7.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 14. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,

Lời giải:

Đáp án: B

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiêm dư)

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Câu 15. Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCI 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Biết rằng m < 45 gam. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn trong X là:

A. 48,57%.

B. 37,10%.

C. 16,43%.

D. 28,22%.

Lời giải:

Đáp án: D

Đặt công thức chung của 2 kim loại là X : nAl3+ = 0,36 mol; nAl(OH)3 = 0,2 mol

Trường hợp 1: OH- phản ứng với Al3+ dư:

nOH- = 3n↓ = 0,6 = nX

Trường hợp 2: OH- dư phản ứng Al3+

nOH- = 3nAl3+ + (nAl3+ - n↓) = 1,24 = nX

Nếu nX = 0,6 < nHCl ⇒ 83,704 gam muối XCl

⇒ nCl- = 0,6 mol hay mCl- = 21,3 gam ⇒ mX = 62,404 gam > 45 (loại)

Nếu nX = 1,24 mol > nHCl ⇒ 83,704 gam gồm muối XCl (1,2 mol) và XOH ( 0,04 mol)

⇒ mX = 40,424 < 45. Ta có: X = 32,6

Hai kim loại kiềm là Na và K

Tính được số mol Na và K lần lượt là 0,496 và 0,744

%mNa = 28,22%

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng

B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính,

C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot

D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 17. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch NH3

D. Dung dịch nước vôi trong

Lời giải:

Đáp án: C

Khi cho vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng tạo thành có khả năng tạo phức với nên kết tủa lại tan, còn với không tan trong

Phương trình phản ứng minh họa

Zn(NO3)2 + 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4NO3

Al(NO3)3+ 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4NO3

Câu 18. Nhúng thanh Al vào dung dịch Cu(NO3)2 sau một thời gian thấy hiện tượng gì xảy ra:

A. màu xanh lam nhạt dần và có kết tủa màu đỏ lắng xuống đáy ống nghiệm.

B. màu xanh lam chuyển dần nâu đỏ và có chất rắn màu đỏ bám vào thanh nhôm.

C. màu xanh lam đậm dần và có chất rắn màu trắng bám vào thanh nhôm.

D. màu xanh lam nhạt dần và có chất rắn màu đỏ bám vào thanh nhôm.

Lời giải:

Đáp án: D

Nhúng thanh nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2sau một thời gian thấy hiện tượng màu xanh lam nhạt dần và có chất rắn màu đỏ bám vào thanh nhôm.

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất từ quặng boxit.

B. Al(OH)3 là hidroxit lương tính, phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4đặc, nguội.

D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.

Lời giải:

Đáp án: C

Kim loại Al bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 20. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm

A. Al tác dụng với dung dịch NaOH đặc

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

Lời giải:

Đáp án: A

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng nhôm để khử các oxit kim loại yếu hơn, phản ứng nhiệt nhôm thuộc loại phản ứng oxi hóa khử trong đó nhôm là chất khử.

Al tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng không phải là phản ứng nhiệt nhôm.

11. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nhôm (Al) và hợp chất

Al2O3 + Ca(OH)2 → H2O + Ca(AlO2)2

Al2O3 + Ba(OH)2 → H2O + Ba(AlO2)2

Al2O3 + Na2CO3 → 2NaAlO2 + CO2 ↑

Al2O3 + K2CO3 → 2KAlO2 + CO2 ↑

Al2O3 + 6KHSO4 → Al2(SO4)3 + 3K2SO4 + 3H2O

Al2O3 + 6NaHSO4 → Al2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 3H2O

Al2O3 + 3H2O → 2Al(OH)3

Al2O3 + 6HF → 3H2O + 2AlF3

Al2O3 + 3C + 3Cl2 → 2AlCl3 + 3CO ↑

2Al2O3 + 3C + N2 → 2AlN + 3CO ↑

Al2O3 + 6NaOH + 12HF → 9H2O + 2Na3AlF6

 

Đánh giá

0

0 đánh giá