Phản ứng nhiệt phân: Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2 | Cu(NO3)2 ra CuO | Cu(NO3)2 ra NO2

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

     2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Nung muối đồng (II) nitrat thu được đồng oxit màu đen và có khí màu nâu thoát ra.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

4. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là

Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được CuO và 2 khí thoát ra NO2 và O2

5. Nhiệt phân muối nitrat

Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (trước Mg): bị phân huỷ thành muối nitrit và oxi:

M(NO3)n → M(NO2)n + n/2O2

Muối nitrat của các kim loại từ Mg → Cu: bị phân huỷ thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2:

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2

Muối nitrat của các kim loại kém hoạt động (sau Cu) : bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.

M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2

Một số phản ứng đặc biệt:

2Fe(NO3)2→ Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2

NH4NO3 → N2O + 2H2O

NH4NO2 → N2 + 2H2O

6. Tính chất hóa học

- Có tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch bazơ:

    Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl

    Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + Ba(NO3)2

7. Cách thực hiện phản ứng

- Nung muối đồng (II) nitrat .

8. Bạn có biết

- Tương tự các muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu nhiệt phân tạo thành oxit, NO2 và nước

9. Bài tập liên quan

Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là

A. CuO, O2.

B. CuO, NO2, O2.

C. Cu, NO2, O2.

D. Cu2O, O2.

Đáp án B

Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là CuO, NO2, O2.

Phương trình nhiệt phân

Cu(NO3)2 → CuO+  NO2 + O2.

Câu 2. Nhiệt phân Fe(NO3)2sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2, O2.

C. Fe3O4, NO2, O2.

D. Fe, NO2, O2.

Đáp án B

Nhiệt phân Fe(NO3)2 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm Fe2O3, NO2, O2.

Phương trình nhiệt phân

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3+ 8NO2 + O2

Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn a gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá trị của a là

A. 37,6

B. 36,7

C. 3,76

D. 3,67

Đáp án C

nhh= 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

Cu(NO3)2→ CuO + 2NO2+ 1/2 O2

x →  2x →  1/2x

2x + 1/2x = 0,05  => x = 0,02 mol

=> a = 188.0,02 = 3,76 gam

Câu 4. Nhiệt phân KNO3 thu được sản phẩm

A. K, NO2, O2.

B. KNO2, O2, NO2.

C. KNO2, O2.

D. K2O, N2O.

Đáp án C

Nhiệt phân KNO3 thu được sản phẩm KNO2, O2.

Phương trình hóa học

2KNO3 → 2KNO2 + O2

Câu 5. Khi nhiệt phân hoàn toàn KHCO3thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

A. KOH, CO2, H2.

B. K2O, CO2, H2O.

C. K2CO3, CO2, H2O.

D. KOH, CO2, H2O.

Đáp án C

Khi nhiệt phân hoàn toàn KHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là K2CO3, CO2, H2O.

Phương trình hóa học

2KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O

Câu 6. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2

B. Cu(NO3)2, CaNO3, NaNO3

C. Fe(NO3)2, CaNO3, NaNO3

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Đáp án D

Muối nitrat của các kim loại kém hoạt động (sau Cu) : bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.

M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2

Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là Hg(NO3)2, AgNO3

2Hg(NO3)2 → 2HgO + 4NO2 + O2

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

Câu 7. Cho các mệnh đề sau :

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Đáp án D

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 8. Trong các nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào không đúng?

A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước

B. Các muối nitrat đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt

C. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp

D. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat

Đáp án C

Câu 9. Cho các nhận định sau:

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh;

(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit;

(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2;

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Số mệnh đề đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án B

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 10. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMNO4

B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4

C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4

D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI

Đáp án A

Phương trình phản ứng minh họa

CaCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CaO + CO2

Zn(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} ZnO + H2O

2KNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}2KNO2+ O2

KMnO4\overset{t^{o} }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 11. Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau: NH4NO3; (NH4)2SO4; NaCl; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. AgNO3

Đáp án C

Sử dụng Ba(OH)2 để nhận biết 5 dung dịch trên

  NH4NO3 (NH4)2SO4 NaCl Mg(NO3)2 FeCl2
Ba(OH)­2 ↑ mùi khai ↑ mùi khai và ↓ trắng Không hiện tượng gì ↓ trắng ↓ trắng xanh

Phương trình phản ứng xảy ra

2NH 4 NO 3 + Ba(OH) 2 → Ba(NO 3 ) 2 + 2NH 3 ↑ + 2H 2 O

(NH4)2 SO 4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

Ba(OH)2 + Mg(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

Ba(OH)2 + FeCl2 → BaCl2 + Fe(OH)2

10. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất:

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

Đánh giá

0

0 đánh giá