Với giải Câu 8 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
Câu 8 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Theo cảm nhận của em, nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngọt và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cùng loại để thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ trong từng cặp từ đó.
Trả lời:
Ngòn ngọt, thanh thanh đều là những từ láy biểu đạt cái vị mà người ta cảm thấy khi nếm hay dùng một thức ăn nào đó. Ngòn ngọt thuộc vị ngọt, nhưng có mức độ nhạt hơn so với ngọt. Thanh thanh chỉ vị thanh, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, dìu dịu hơn so với thanh. Trong tiếng Việt có nhiều từ láy thuộc loại này, thường được dùng để chỉ mức độ giảm bớt của vị, màu, cảm giác “gốc”: đăng đắng (đắng), mằn mặn (mặn), đo đỏ (đỏ), tim tím (tím), xanh xanh (xanh), lành lạnh (lạnh), sờ sợ (sợ),...
Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nêu khái quát ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh...
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?...
Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?...