Với giải Câu 7 trang 6, 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng
Câu 7 trang 6, 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Đoạn trích có sử dụng một số cụm từ rất ấn tượng như: đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh. Hãy thử thay thế chúng bằng những cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương và rút ra nhận xét về việc làm này.
Trả lời:
Các cụm từ đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh đã được dùng để biểu thị những sắc màu, âm thanh tỉnh tế, sinh động của nhiều đối tượng trong cuộc sống. Trước khi quyết định dùng các cụm từ này, người kể/ người viết có thể đã nghĩ đến hàng loạt cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương. Bên cạnh đen ngòm có đen thui, đen sâm, đen đặc, đen hoắc,... Bên cạnh kêu váng có kêu âm, kêu rộn, kêu inh ỏi,... Cùng với xanh um có xanh tốt, xanh tươi, xanh mơn mởn,... Cùng với xanh mướt có xanh đậm, xanh bóng, xanh thẳm (sẫm),... Tương đương với đỏ hồng có đỏ lợt (nhợt),... Tương đương với đen nhánh có đen ánh, đen bóng, đen óng, đen nhưng nhức,... Về phía người kể/ người viết, chọn dùng cụm từ nào không hề là một việc ngẫu nhiên. Điều đó liên quan đến tài vận dụng ngôn ngữ hay khả năng biểu đạt chính xác. Về phía người nghe/ người đọc, việc thay thế một từ, cụm từ đã được sử dụng trong các văn bản nổi tiếng là chuyện khó khăn, thậm chí không thể. Nhưng khi thử thay thế chúng, ta sẽ có cơ hội hiểu thêm về yêu cầu tỉnh tế trong sử dụng ngôn ngữ.
Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nêu khái quát ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh...
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?...
Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?...